| Hotline: 0983.970.780

Silic và vai trò trong cây trồng

Thứ Sáu 09/05/2014 , 06:41 (GMT+7)

Sử dụng phân NPK Đầu Trâu không những có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng mà cũng sẽ bảo đảm đầy đủ nhu cầu chất Silic cho cây, lại rất tiện lợi.

Nhiều nhà khoa học đã chứng minh, cây được cung cấp đủ Silic (SiO2) sẽ tạo chất diệp lục thuận lợi, tăng khả năng quang hợp, tăng hiệu quả sử dụng P và N, đều tăng năng suất…

Trong số nhiều chất khoáng được phát hiện thấy trong cơ thể cây (có tài liệu nói là 60 chất, cũng có tài liệu nói 74 chất…) nhưng người ta cũng chọn ra 16 chất dinh dưỡng thiết yếu, đó là C,H,0,N,P,K,S,Mg, Ca,Fe, zn, Cu,Mo, Mn, Mo,B.

Đến năm 1998, Lincohn Taiz, bổ sung thêm 3 chất thiết yếu cho cây nữa, đó là Na, Si và Ni, làm cho tổng số chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây lên con số 19, không phải là 16 như trước đó.

09-03-25_109-03-25_2
Các sản phẩm phân bón chuyên dùng của Bình Điền luôn có đủ lượng silic phù hợp và cần thiết cho cây trồng

Vậy là chất Silic mới được coi là dinh dưỡng thiết yếu gần đây. Nhưng người ta cũng chưa xác định được liệu Silic tham gia vào thành phần cấu tạo và giữ nhiệm vụ gì trong cây? Cũng có người cho rằng Silic không có vai trò sinh lý gì ngoài nhiệm vụ làm cứng tế bào của cây. Vì khi trồng cây trong dung dịch, không bón Silic thì cây vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường.

Tuy vậy, khi phân tích cây ta thấy, để có được 1 tấn thóc, cây lúa hút khoảng 18 - 20 kg N thì có đến 80 kg Si02. Cũng có tài liệu khác nói là 103 kg Si02. Đặc biệt trong vỏ trấu chiếm đến 27 kg Silic/1 tấn thóc.

Như vậy là cây hút Silic còn nhiều hơn N và K. Dù chưa thống nhất về vai trò sinh lý của Silic trong cây, người ta vẫn xác nhận cây hút nhiều Silic thì có khả năng chống đổ ngã tốt, chống sự xâm nhập của sâu bệnh, như sâu đục thân, sâu cuốn lá.

Cây có nhiều Silic thì bộ lá đứng, cây quang hợp tốt, Silic làm cây giảm thiểu sự mất nước nên có khả năng chống hạn, chống nóng, chống úng tôt, tăng khả năng chống oxy hóa, giảm tác hại do hút quá nhiều Fe, Al và Mn.

Một số tác giả khác cũng ghi nhận là cây hút nhiều Silic giúp tạo chất diệp lục thuận lợi, tăng khả năng quang hợp, tăng hiệu quả sử dụng P và N, làm thuốc lá dễ cháy, tăng chất lượng của thuốc. Cây nào khi được cung cấp silic cũng đều tăng năng suất.

 Theo S.Yoshida (IRRI), khi hàm lượng Silic trong lá lúa dưới 5% là cây thiếu Silic nghiêm trọng. Khi hàm lượng Silic trong lá dưới 11% bón Silic đã có hiệu quả.

Vậy cây hút Silic như thế nào? Cây hút Silic dưới dạng Si03-2, khi tính, được quy đổi ra dạng % Si02 và cây trồng nào cũng cần đến Silic.

Các loại phân nào có chứa Silic? Silic được tìm thấy ở nhiều loại sản phẩm:

Trong phân lân nung chảy chứa từ 24 - 32% Si02. Như vậy nếu muốn bón cho cây khoảng 60 kg P205/ha, thì chỉ cần bón bón 360 kg phân là đã có đủ 86 - 115 kg Si02 cho cây lúa. Số lượng này đủ thỏa mãn Silic cho cây trong 1 vụ.

Từ Sillicon (H4Si04) có chứa 10% Si02, 6% Mg0, 12% CaO, loại này là sản phẩm của Tập đoàn Fooktien (Thailand).

Sản phẩm thủy tinh lỏng: Na2Si03, gọi là Sodium silicate, hay Water glass hoặc Natri silicate. Công thức Na2Si03 mNa20.nSi02. Hàm lượng Sodium silicate (Na2Si03): 40 - 41%,Si02 chứa 25 - 27%, nước (H20 là 59 - 60%);

Sản phẩm Sodium silicate pentahydrate: Si03Na2.5H20, dạng hạt màu trắng có hàm lượng Si02 là 28,5%, Na 28,5%, H20 45,5% và Fe 100 ppm max;

Sillico photphat canci: Ca03.P205.Si02, chứa P205 63 - 64%, Ca0: 21 - 26%, Si02: 10 - 11%;

Xỉ lò cao (phế thải của ngành luyện gang thép) Ca0: 35 - 45%, Si02: 30 - 40%; Al203: 10 - 20%; Mg0: 2 - 20%;

Một số khoáng sản chứa Silic như Secpentine (2Mg2Si03.2H20 hay Mg3H4209 chứa Mg0 18 - 25%, Si02 40 - 48%); Magnessium oxide chứa Si02 37,82%, Ca0 4,26%, CaC03 7,61%, Mg0 35,46%,MgC03 74,18%, Fe203 11,18%, Fe tổng số 7,82%, Mn0 0,0165%.

Trong các loại sản phẩm nói trên, có loại nào ta sử dụng loại nấy. Ở nước ta, phân lân nung chảy hay secpentin là những sản phẩm dồi dào, nhiều nông dân đã biết sử dụng, giá phải chăng. Ở những nơi gần cơ sở luyện gang thép có thể sử dụng sản phẩm phế thải của xỉ lò cao. Ta cũng có thể sử dụng loại Siliicon, loại này đang được lưu hành ở Việt Nam.

Sử dụng các loại sản phẩm có chứa silic cho các loại cây trồng, đặc biệt là các cây hòa thảo như lúa, ngô,mía đường, cao lương sẽ rất có hiệu quả.

Hiện nay trong các loại phân NPK của Đầu Trâu của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đều được phối trộn với Silic, có tỷ lệ thích hợp. Sử dụng phân NPK Đầu Trâu không những có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng mà cũng sẽ bảo đảm đầy đủ nhu cầu chất Silic cho cây, lại rất tiện lợi.

Ngoài ra Bình Điền cũng có các sản phẩm bón lót gọi M1, M2 và M3, có chứa Silic và cả các chất trung, vi lượng khác, thích hợp cho bà con bón kèm khi sử dụng phân đơn.

Trên thị trường cũng đang lưu hành chế phẩm Si-Ca (gọi là Silic-Ca), số lượng không nhiều nhưng sử dụng cũng khá tiện lợi cho trường hợp bà con sử dụng phân đơn không chứa silic.

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất