| Hotline: 0983.970.780

Sim di động giá bằng cả căn nhà

Thứ Hai 21/11/2011 , 09:04 (GMT+7)

Không ít sim di động VIP được niêm yết giá lên đến 900 triệu đồng, thậm chí 1,5 - 2 tỷ đồng, ngang với số tiền mua một căn nhà. Thế nhưng, đây chỉ là giá chào, còn giá bán thực tế rất khó xác định.

Không ít sim di động VIP được niêm yết giá lên đến 900 triệu đồng, thậm chí 1,5 - 2 tỷ đồng, ngang với số tiền mua một căn nhà. Thế nhưng, đây chỉ là giá chào, còn giá bán thực tế rất khó xác định.

Trên website siêu thị số, hàng loạt sim lục quý được chào báo với giá từ 900 triệu đồng đến 2 tỷ đồng. Chẳng hạn sim có đuôi 888888 của mạng Viettel giá 975 triệu đồng. Tương tự sim cùng chủng loại nhưng thuộc mạng di động MobiFone, giá bị thổi lên 1,4 - 1,7 tỷ đồng.

Còn sim lục cửu (999999) của 2 nhà mạng này được rao bán với giá thấp nhất 1,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, dòng sim này vẫn bị xếp vào hàng thứ cấp và chưa phải loại đắt nhất. Hiện nay, loại sim siêu đẹp có các đuôi 999999 thuộc đầu số cổ như 0903, 0913 hay 0988, giá bị đẩy lên gần 2 tỷ đồng, tương đương với giá trị một căn nhà. Thậm chí, sim có đuôi 7777777 (đuôi thất) cũng được niêm yết giá xấp xỉ 2 tỷ đồng.

Người rao bán dải số trên khẳng định: đây là giá niêm yết và đã sát với mặt bằng chung của thị trường. Tuy nhiên, tùy theo nhu cầu thực của khách hàng và độ nhiệt tình của người mua, giá có thể được điều chỉnh.

Không chỉ với sim tứ quý, lục cửu, loại sim kép như đuôi 39, 79 được lặp đi lặp lại nhiều lần cũng có giá rao bán từ 900 triệu đồng đến 1,5 tỷ đồng. Người rao bán giải thích, đuôi 79 là thần tài, ý nghĩa của con số 39 là trường cửu nên dân làm ăn dùng để cầu may.

Trước thông tin sáp nhập với Viettel, sim EVN Telecom loại lục cửu, lục bát cũng được thổi lên đến giá gần 1,7 tỷ đồng. Mức giá này đắt hơn cả một số loại sim cùng chủng loại đầu 097 của Viettel.

Trong khi đó, theo đúng quy định, tất cả các loại sim trên giá xuất ra từ nhà mạng chỉ ngang với sim loại bình thường bán trên thị trường (65.000 đồng một chiếc với tài khoản 50.000 đồng).

Lãnh đạo một mạng di động lớn cho biết, giới kinh doanh sim thẻ đã đẩy giá bán các loại sim đẹp lên mức trên trời và vượt xa với những hình dung của nhà mạng. "Trên thực tế, ngay cả những đợt đấu giá sim VIP nhằm mục đích từ thiện, số tiền thu về cũng không thể đạt được con số như vậy", vị lãnh đạo này cho biết.

Theo ông, rất có thể, trong một vài trường hợp, cá nhân nào đó nhiều tiền, muốn sở hữu một chiếc sim đẹp để tiện cho công việc làm ăn, họ tìm mua các dải số may mắn. Tuy nhiên, ngay cả trường hợp hãn hữu này thì việc quy đổi cả một căn hộ giá 2 tỷ đồng là điều không tưởng.

Là một người khá am hiểu thị trường sim và cũng từng rao bán một chiếc sim có đuôi 88888, anh Bằng (Hà Nội) cũng cho rằng rất khó có thể tin một dải số lại trị giá bằng cả căn nhà. Anh Bằng càng khó tin hơn khi có ai đó mang số tiền lớn như vậy chỉ để mua một chiếc sim. "Đồng ý rằng ai cũng có sở thích, niềm đam mê nhưng chi khoản tiền có thể mua nhà 2 tầng cho sim số thì thật ngược đời", anh Bằng nói.

Trong khi đó, chủ của một chiếc sim lục cửu rao bán trên mạng lại cho rằng, mức giá tiền tỷ không phải là phi thực tế. Anh giải thích, sản phẩm đó không phải dành cho người lao động bình thường nên rất khó để quy đổi ra một hay hai năm tiết kiệm.

Tuy nhiên, anh Hưng, một người buôn sim số đẹp tiết lộ, rất nhiều người bạn đồng nghiệp của anh cũng rao bán sim như vậy, song thực tế để tiêu thụ là rất khó. Anh cho hay, cùng một con sim VIP, nhưng cả đội phải đăng tin trên nhiều trang mạng khác nhau để tìm khách. Khi có người mua thì liên lạc với nhau để ăn chia tỷ lệ. Những con sim như vậy nếu bán được có thể lãi cả trăm triệu đồng nhưng thường phải chờ vài ba tháng, thậm chí nửa năm mới có khách mua.

"Thực chất, sim chỉ có giá trị ảo, như quả bóng, phình mãi rồi cũng sẽ đến lúc vỡ. Nếu có điều kiện kinh tế dư giả thì người thích có thể mua, còn nếu bỏ tiền tỷ đầu tư thì rất nguy hiểm", anh Hưng nói.

Còn anh Hào, người kinh doanh sim lâu năm chia sẻ kinh doanh mặt hàng này luôn phải có độ lì, độ trễ. "Giống như chuyện 'nuôi quân 3 năm dùng một giờ' vậy, chỉ cần bán được một con là bằng cả một năm ngồi rung râu chờ thời", anh chia sẻ.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm