| Hotline: 0983.970.780

Sinh vật cảnh Bắc Giang hướng đến công nghệ cao

Thứ Hai 15/07/2019 , 08:42 (GMT+7)

Hội Sinh vật cảnh Bắc Giang tiền thân là Hội Sinh vật cảnh Hà Bắc được thành lập ngày 13/5/1989. Qua hơn 30 năm phấn đấu và xây dựng, Hội Sinh vật cảnh Bắc Giang đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng.

Ông Lê Hữu Khánh, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh (SVC) Bắc Giang cho hay: Những ngày đầu thành lập, Hội chỉ có 29 chi hội xã/phường với khoảng 600 hội viên tham gia, đến nay đã có 150 chi hội xã/phường với hơn 6.000 hội viên. Tất cả các huyện, thành phố trong tỉnh đều có tổ chức hội. Đã có 150/235 xã/phường và 1.200/3.500 làng/bản thành lập được chi hội và tổ hội SVC. Có 16 hội viên được Trung ương Hội SVC Việt Nam công nhận là nghệ nhân cấp Quốc gia.

06-08-23_cy_tuong_vi_mini_cu_cu_dm_duc_chien_hoi_svc_tp_bc_ging
Cây tường vi mini của cụ Đàm Đức Chiến, Hội viên Hội SVC Bắc Giang.

Đến hết năm 2018 toàn tỉnh đã trồng được trên 100.000 chậu cảnh có giá trị từ 1.000.000 đồng trở lên. Trong số 101 cây cảnh được Tạp chí Việt Nam Hương sắc bình chọn là đẹp nhất nước, thì Hội SVC Bắc Giang có tới 11 cây. Nếu như trước năm 2.000 các hội viên SVC chủ yếu là người cao tuổi, thì nay có rất nhiều nam thanh, nữ tú đã đam mê SVC, xin nhập Hội SVC. Trước kia các loại SVC chỉ dùng cho thưởng ngoạn và trao đổi, thì nay SVC đã trở thành sản phẩm có giá trị hàng hóa cao, thậm chí rất cao.

Theo đó SVC Bắc Giang không chỉ trồng ở khuôn viên, tiền sảnh, nội thất gia đình, mà còn mở rộng qui mô trồng trên cánh đồng mẫu lớn, giúp nâng cao thu nhập, làm giàu cho nhiều hội viên. Điển hình như các hội viên SVC ở làng Then (xã Thái Đào, huyện Lạng Giang) đã chuyển đổi được gần 100ha canh tác hiệu quả thấp sang trồng hoa lay ơn, cho thu nhập trung bình 500 triệu đồng/ha/năm.

Đặc biệt trong một số năm gần đây, thông qua chương trình hợp tác với Viện Nghiên cứu Rau quả, các hội viên SVC Bắc Giang đã học hỏi và áp dụng thành công nhiều TBKT và công nghệ cao vào sản xuất, như kỹ thuật nhân giống SVC bằng giâm, chiết cành hoặc nuôi cấy mô tế bào, ghép nối các đoạn cành, tay tán hoặc thân rễ cây bon sai, giúp sửa đổi nhanh dáng thế SVC theo ý muốn.

Ông Nguyễn Văn Lạng, Chủ tịch Hội SVC thôn Núi, xã Dĩnh Trì, thành phố Bắc Giang cho biết: Nhờ được Viện Nghiên cứu Rau quả tư vấn qui hoạch và chuyển giao kỹ thuật sản xuất, xã Dĩnh Trì đã trở thành vùng canh tác hoa cây cảnh nổi tiếng được cả nước biết đến, với các loại hoa cắt cành: lay ơn, đồng tiền, lily và hoa đào.

Là một trong những hội nghề nghiệp, nguồn lực phát triển chủ yếu nhờ xã hội hóa, nhưng Hội SVC Bắc Giang đã gặt hái được nhiều thành công đáng kể là: Góp phần cùng cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền kịp thời mọi chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; Thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn (xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới...). Do vậy, Hội SVC Bắc Giang đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba (giai đoạn 2009-2014); Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen năm 2010 và 2012; Hội SVC Việt Nam tặng Cờ thi đua xuất sắc năm 2012 và 2018; chính quyền tỉnh Bắc Giang cũng trao tặng Hội nhiều phần thưởng có ý nghĩa.

Có thể nói, trong suốt chiều dài phát triển, Hội SVC Bắc Giang đã lưu lại được nhiều dấu ấn đậm nét, là nhờ có sự hưởng ứng nhiệt tình quyết liệt của các tầng lớp hội viên SVC trong toàn tỉnh, nòng cốt là những thế hệ lãnh đạo Hội SVC tỉnh qua các thời kỳ, đã tranh thủ được sự ủng hộ kịp thời hiệu quả của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Giang, Trung ương Hội SVC Việt Nam và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia.

Hoa lay ơn cho Viện Nghiên cứu Rau quả chuyển giao tại xã Dĩnh Trì, TP Bắc Giang.

“Nhằm nhân rộng hơn nữa phong trào trồng kinh doanh các loại SVC. Trong thời gian tới hội SVC Bắc Giang sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Viện Nghiên cứu Rau quả, các cơ quan khoa học khác, giúp đưa nhanh các tiến bộ công nghệ SVC mới vào sản xuất. Đồng thời mở rộng liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trồng và chơi SVC để tăng cường học hỏi, đúc rút kinh nghiệm, trao đổi và thương mại hóa các loại SVC...”, ông Nguyễn Hữu Đức, Phó Chủ tịch Hội SVC Bắc Giang bày tỏ.

“Hội SVC Bắc Giang đã tổ chức thành công rất nhiều hội chợ triển lãm sinh vật cảnh trên địa bàn tỉnh vào các dịp lễ tết trọng đại của đất nước và dân tộc; thành lập được Liên hiệp Câu lạc bộ hoa cây cảnh gồm 200 hội viên; đã thành công bước đầu trong chương trình "Làng lúa, làng hoa" tại một số địa phương trên địa bàn”, ông Lê Hữu Khánh.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Hà Nội ra quân bắt chó thả rông, phòng ngừa bệnh dại

Trong ngày 20/4, đội xử lý chó thả rông phường Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) ra quân xử lý vi phạm liên quan đến việc để chó thả rông, không rọ mõm.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm