| Hotline: 0983.970.780

Sinh viên chế tạo áo khoác công nghệ giúp ngư dân an toàn trên biển

Thứ Ba 30/06/2020 , 09:02 (GMT+7)

Chiếc áo khoác công nghệ do nhóm sinh viên Trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng chế tạo có thể phồng lên như áo phao, tích hợp tính năng định vị

Bộ áo có tên chính thức là “áo khoác công nghệ sCoat”, được chế tạo với tiêu chí gọn nhẹ, dễ dàng di chuyển và thao tác.

Nhóm sinh viên sáng chế áo khoác công nghệ hỗ trợ ngư dân khi gặp sự cố trên biển

Nhóm sinh viên sáng chế áo khoác công nghệ hỗ trợ ngư dân khi gặp sự cố trên biển

Nhóm sinh viên chế tạo áo khoác công nghệ này gồm: Lê Thị Nhã - khoa Hóa, Lê Bá Thăng và Lê Thị Dạ Thảo - khoa Điện, Trần Lê Vĩ Nhân Tâm - khoa Quản lý dự án và Đàm Quang Tiến - khoa Công nghệ thông tin thuộc Trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng.Sau nhiều lần tới cảng cá Thọ Quang (quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng), nhóm sinh viên nhận thấy rất nhiều người dân không sử dụng áo phao khi đi biển.

Nguyên nhân một phần vì sự cồng kềnh, khó thao tác làm việc khi trên trên tàu, mặc dù nhiều ngư dân biết rằng mưu sinh giữa biển không tránh khỏi mưa to gió lớn, hay các sự cố bất ngờ khác.

Từ đó, nhóm sinh viên nung nấu ý tưởng tạo ra một sản phẩm áo khoác đa năng để ngư dân vừa sử dụng thuận tiện hơn khi làm việc, vừa được bảo hộ khi gặp sự cố trên biển.

Bề ngoài nhìn vào, chiếc áo khoác công nghệ sCoat trông giống như những chiếc áo thông thường nhưng bên trong được trang bị phao nổi vùng cổ và hai cánh tay, tích hợp hệ thống chứa khí nén Co2 vừa phải nằm gọn bên trong áo, khi cần thiết có thể ấn nút mở van cho khí làm phồng phao, đưa người nổi lên mặt nước.

Clip mô phỏng tính năng của áo khoác công nghệ do sinh viên ĐH Đà Nẵng sáng chế (Clip do nhóm SV cung cấp)

Ngoài ra, nhóm sinh viên còn trang bị bảng phản quang ở tay và lưng, thiết kế thêm nơi đựng dụng cụ như còi, đèn, dao, thiết bị định vị… giúp người sử dụng có thể sinh tồn trong những tình huống thất lạc và hỗ trợ trong công tác tìm kiếm người bị nạn bằng hệ thống tích hợp GPS có chức năng phục vụ tìm kiếm người bị nạn khi cần thiết.

Bộ áo rất thích hợp đối với những ngư dân đánh bắt xa bờ. “Trong quá trình thiết kế sản phẩm nhóm gặp nhiều luồng ý kiến trái chiều, thế nhưng, nhờ sự động viên của các thầy cô trong khoa, đặc biệt là Tiến sĩ Nguyễn Thị Anh Thư (giảng viên ĐH Bách khoa) và sự hỗ trợ của các anh, chị trong nhóm Maker Space đã tiếp thêm động lực để nhóm có thể hoàn thành sản phẩm một cách tuyệt đối”, bạn Lê Bá Thăng chia sẻ.Bạn Thăng cho biết thêm: “Chúng mình sẽ chỉnh sửa và hoàn thiện sản phẩm áo khoác công nghệ sCoat này và theo kế hoạch phát triển sản phẩm sẽ tung sản phẩm trước hết là ở khu vực miền Trung (Đà Nẵng) rồi sau đó sẽ là cả nước.

Dự kiến, mỗi chiếc áo có giá khoảng 450.000 đồng”.

Cuộc thi “Từ sáng tạo đến khởi nghiệp: Mô phỏng kinh doanh” do Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức, mới đây, ngày 22/6, nhóm sinh viên đã đoạt giải Nhất với sản phẩm áo khoác công nghệ này.

Xem thêm
Thủ tướng nêu 3 nhiệm vụ quan trọng trong quy hoạch tỉnh Lạng Sơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính khái quát 3 nhiệm vụ hết sức quan trọng với Lạng Sơn trong thực hiện quy hoạch tỉnh.

Phú Thọ thiệt hại khoảng 34,5 tỷ đồng do mưa dông

Ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ chịu thiệt hại vô cùng nặng nề khi hàng trăm ha lúa, ngô, chuối, rau màu... bị đổ ngã và không thể phục hồi.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm