| Hotline: 0983.970.780

Sinh viên Harvard Business School tham quan Tập đoàn Tân Hiệp Phát

Thứ Sáu 31/05/2019 , 11:48 (GMT+7)

Giữa tháng 5 vừa qua, sáu sinh viên trong số sinh viên đến từ trường kinh doanh Harvard Business School đã có chuyến tham quan tại Tập đoàn Tân Hiệp Phát để tìm hiểu về quy trình hoạt động, sản xuất, kinh doanh và có buổi trình bày bài thuyết trình với Tổng giám đốc Tập đoàn về những nghiên cứu của họ trong thị trường sữa đậu nành Việt Nam.

Harvard Business School là trường thuộc hệ thống Đại học Harvard, Hoa Kỳ và được đánh giá là một trong những trường danh giá nhất thế giới với chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (Master of Business Administration) đứng top 3 toàn cầu.

Để nhận được bằng thạc sĩ của trường, ngoài việc phải hoàn thành tất cả môn học thì sinh viên tại Harvard Business School còn phải tham gia chương trình FIELD Global Immersion.

Nhóm sinh viên đã có buổi tham quan dây chuyền sản xuất Aseptic hiện đại của Tân Hiệp Phát.

Chuyến tham quan tại Tập đoàn Tân Hiệp Phát là một phần khóa học bắt buộc ở năm nhất trong chương trình FIELD Global Immersion để tìm hiểu thị trường kinh doanh các sản phẩm làm từ đậu nành tại khu vực Châu Á nói chung và tại Việt Nam nói riêng.

Trong buổi thuyết trình với Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát, nhóm sinh viên đến từ trường Harvard Business School đã có cái nhìn rõ ràng hơn về sản phẩm và thị trường sữa đậu nành Việt Nam như đặc tính, thói quen người tiêu dùng bản địa, hương vị, màu sắc… cho đến sự khác biệt giữa quy trình chế biến thủ công và công nghệ khép kín. Những số liệu về thị trường kinh doanh sữa đậu nành cũng được phân tích cụ thể trong buổi thuyết trình nhằm giúp sinh viên hiểu rõ hơn về tiềm năng của loại thức uống tốt cho sức khỏe này.

Bà Trần Uyên Phương, Phó tổng giám đốc, Tập đoàn Tân Hiệp Phát cho biết: “Chúng tôi rất vui khi được làm việc với chương trình FIELD Global Immersion của trường kinh doanh Harvard để cung cấp cho các sinh viên trải nghiệm học tập trong thực tiễn môi trường kinh doanh nước giải khát ở Việt Nam. Chúng tôi tin rằng các sinh viên có thể thu thập được nhiều kiến thức và trải nghiệm thực tiễn ở Tân Hiệp Phát - những điều mà họ sẽ không bao giờ có thể góp nhặt từ một buổi thảo luận đơn lẻ trong lớp học”.

Những số liệu về thị trường các sản phẩm làm từ đậu nành cũng được phân tích cụ thể trong buổi thuyết trình. Trong ảnh: Các sinh viên đang trao đổi về sản phẩm mới Number 1 Cola mà Tập đoàn Tân Hiệp Phát vừa tung ra thị trường.

FIELD Global Immersion là một chương trình đặc biệt mà trường Harvard Business School hợp tác với các doanh nghiệp tại 13 quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương nhằm giúp sinh viên có cơ hội tìm hiểu thị trường và các vấn đề kinh doanh thực tiễn. Sau khi tham gia chương trình, sinh viên có thể vận dụng kiến thức mà họ được học từ thực tế và đề xuất giải pháp thích hợp cho doanh nghiệp.

Tập đoàn Tân Hiệp Phát là một trong số 157 đối tác toàn cầu của FIELD Global Immersion trải rộng trên 13 quốc gia. Các đối tác toàn cầu này cùng nhau kết hợp để tiếp nhận tổng cộng hơn 920 sinh viên trường kinh doanh Harvard.

Trường kinh doanh Harvard cho rằng trải nghiệm học hỏi quý báu này sẽ không thể thực hiện được nếu không có các đối tác toàn cầu.

“Đại diện cho các sinh viên của trường, chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm kích đến Tập đoàn Tân Hiệp Phát và các doanh nghiệp là đối tác toàn cầu của khoá học FIELD vì những gì họ đã thực hiện. Các sinh viên được hưởng lợi ích vô cùng to lớn từ trải nghiệm này và chúng tôi hi vọng các tổ chức đối tác cũng thế”, Giáo sư Juan Alcacer, trưởng khoa của FIELD đánh giá.

Được biết, FIELD Global Immersion là một khoá học được thiết kế để phát triển khả năng quản lý và vận hành hiệu quả của các sinh viên qua nhiều nền văn hoá và bối cảnh kinh doanh khác nhau nhằm cung cấp cho họ cơ hội thực hiện công việc kinh doanh tại khu vực đó trong những thị trường mà họ chưa biết.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm