| Hotline: 0983.970.780

Sinh viên nghèo vay vốn

Thứ Hai 13/12/2010 , 09:41 (GMT+7)

Xin hỏi về chính sách cho học sinh, sinh viên nghèo vay vốn để đi học, có phải trả lãi ngay không, tính lãi suất thế nào,...?

* Xin hỏi về chính sách cho học sinh, sinh viên nghèo vay vốn để đi học, có phải trả lãi ngay không, tính lãi suất thế nào, nếu không thì có tiếp tục được vay không?

Nguyễn Thu Thủy, Quỳnh Lưu, Nghệ An

Sau gần 3 năm triển khai Chương trình Tín dụng đối với học sinh, sinh viên (theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ), việc ra đời website "Vay vốn đi học" là rất cần thiết. Bởi người dân mong muốn có thể dễ dàng tìm hiểu, nắm bắt được các thông tin chính thức, chính xác và cập nhật liên quan đến chính sách vay vốn đi học từ chính nguồn Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theo số liệu Văn phòng Chính phủ cung cấp, đến nay đã có trên 1,9 triệu học sinh, sinh viên của trên 1,7 triệu hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn đã vay trên 24.000 tỷ đồng theo Chương trình Tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, quá trình triển khai Chương trình còn một số tồn tại như, có cơ quan đoàn thể, chính quyền địa phương chưa xác định rõ trách nhiệm của mình trong quy trình vay vốn, chưa làm tốt trách nhiệm trong việc xác nhận, lựa chọn đúng đối tượng khó khăn thụ hưởng chương trình.

Một số trường, cơ sở dạy nghề còn chưa thực hiện tốt công tác trao đổi thông tin, thống kê số lượng học sinh, sinh viên được vay vốn và việc thực hiện cam kết trả nợ. Và, ngay cả với học sinh, sinh viên, đối tượng chính của chương trình thì cũng còn một bộ phận học trò chưa hiểu hết ý nghĩa của việc sử dụng vốn vay và trách nhiệm hoàn trả cùng gia đình.

Bởi vậy, website "Vay vốn đi học" được hoàn thiện theo đúng mục tiêu đã đặt ra đã trở thành công cụ hữu hiệu, phương tiện khai thác thông tin, hướng dẫn hoạt động cho người dân tiếp cận chính sách ưu việt của Đảng và Nhà nước- chính sách cho học sinh, sinh viên vay vốn học tập. Website này bao gồm các thông tin liên quan đến việc cho sinh viên vay vốn, các văn bản...

Đến nay trang web này đã ra mắt và bạn cần tự tìm đọc theo tên trang web là http://vayvondihoc.moet.gov.vn/. Vì quá nhiều thông tin nên tôi không thể giới thiệu cụ thể cho bạn được trên chuyên mục này

* Xin cho biết về bênh đột quỵ (tai biến mạch máu não). Bài thuốc gia truyền do ông Trịnh Vinh Pha sưu tầm (chỉ cần làm 1 lần trong đời) có đáng tin cậy hay không?

Mai Hữu Xuân, UBND xã Vạn Bình, Vạn Ninh, Khánh Hòa

Nguyên liệu của bài thuốc gia truyền do ông Trịnh Vinh Pha sưu tầm (và phổ biến dưới dạng bản sao chụp, có nơi còn chế biến sẵn để bán) chỉ gồm có Hạnh nhân, chi tử, đào nhân, gạo nếp, hạt tiêu sọ, lòng trắng trứng). Các chuyên gia tim mạch cho biết không có cơ sở nào để phòng tránh hay điều trị bệnh tai biến mạch máu não (TBMMN) bằng bài thuốc này. Làm gì có thuốc tiên chỉ đắp vào lòng bàn chân một lần mà phòng tránh được (!) 

*Nhắn bác Vũ Bá Như (74 tuổi) , thôn Hồi Xuân, Tam Đa, Sơn Dương, Tuyên Quang.

Tôi chỉ tin vào những gì được khoa học chứng minh. Các vấn đề tâm linh như bác hỏi tôi thì tuy không có ý ‎kiến phản bác nhưng tôi hoàn toàn không tin. Vì vậy bác nên hỏi các cụ lớn tuổi trong làng để biết nên theo tập quán nào. Không có sách khoa học nào giải thích những chuyện như vậy đâu.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm