| Hotline: 0983.970.780

Sinh viên sẽ năng động hơn khi ở thị trường Úc rất nhạy bén

Thứ Sáu 03/11/2017 , 13:30 (GMT+7)

Căng tin của trường bán thức ăn với giá rẻ hơn bên ngoài từ 1 - 2 đô la Úc/món (1 đô la Úc tương đương 18.000 đồng). Tuy nhiên, để tham gia thể thao thì không môn nào miễn phí. Giá tham gia CLB cho mỗi môn được chia ra từng gói nhỏ...

Ấn tượng ngày đầu đến trường sẽ quyết định tâm trạng và thái độ học tập của sinh viên. Hiểu rõ tầm quan trọng của ngày này nên ngày đầu tiên nhập học, được gọi là Ngày Định hướng (Orientation day), được các trường học của Úc chuẩn bị rất chu đáo.
 

Những bài học đầu tiên

Trường Đại học Kỹ thuật Sydney (UTS) nơi con tôi học nằm tại trung tâm thành phố Sydney. Buổi tối, giữa các tòa nhà chọc trời, tòa chính của trường nổi bật với dòng chữ UTS sáng rực một cách ngạo nghễ. Quây quần xung quanh là 13 tòa nhà đều thuộc trường UTS. Ngày đầu tiên nhập học, các tân sinh viên được đi tham quan hết tất cả 14 tòa nhà. Sinh viên phải ghi nhớ vị trí và chức năng của các tòa nhà liên quan ngành học của mình. Thẻ sinh viên sau khi kích hoạt có giá trị như chìa khóa mở cửa đi vào tất cả các tòa nhà liên quan ngành học.

12-57-39_du_hoc_3-_thu_vien_dien_tu
Góc thư viện điện tử của trường

Mỗi tòa nhà đều có hẳn một tầng dùng để làm nơi sinh viên nghỉ trưa với hệ thống đủ loại, từ sa lông đến bàn trà, bàn học… dành cho người muốn nghỉ và kẻ thích ôn bài. Có hệ thống lò vi sóng để học sinh hâm đồ ăn, lò nướng bánh mì cũng như vòi cấp nước uống… tất cả miễn phí. Căng tin của trường bán thức ăn với giá rẻ hơn bên ngoài từ 1 - 2 đô la Úc/món (1 đô la Úc tương đương 18.000 đồng). Tuy nhiên, để tham gia thể thao thì không môn nào miễn phí. Giá tham gia CLB cho mỗi môn được chia ra từng gói nhỏ, giá từ  5 -10 đô/tuần, dĩ nhiên có chiết khấu nếu đăng ký dài hạn.

Nơi hấp dẫn sinh viên nhất là tòa nhà thư viện. Không chỉ đầy đủ sách tham khảo và các loại sách giải trí mà cả thư viện điện tử với hệ thống máy tính cho các sinh viên sử dụng. Giờ học tại trường không chỉ trong giờ hành chính mà có thể có những môn phải học cả vào buổi tối. Những ngày kết thúc giờ học quá khuya (10 giờ đêm) học sinh có thể sang khu nghỉ ngơi của thư viện để ngủ. Có riêng khu nhà tắm cho sinh viên ở lại.

Con trai tôi thốt lên: “Vì ngôi trường, vì ngành học, con chấp nhận chịu đựng tất cả khó chịu của homestay”. Không riêng con tôi, tất cả các du học sinh tại các trường khác đều có tâm trạng như vậy sau ngày định hướng. Đó chính là động lực để tất cả học sinh ép mình vào những quy định khắt khe của các gia đình bản xứ.
 

Săn hàng khuyến mãi

Thị trường Úc nói chung và Sydney nói riêng luôn sôi động bởi các chương trình khuyến mãi. Ngay khi vừa đặt chân từ sân bay vào thành phố, dọc bên đường, cờ phướn sale off (khuyến mãi) của các nhãn hàng xe hơi bay phần phật, rợp từng đoạn đường dài.

Khi tôi và con trai đang đứng trong trung tâm thương mại cạnh trường, bỗng thấy rất nhiều người rầm rập chạy vào của hàng JB HIFI, chúng tôi chạy theo xem có chuyện gì, mới hay, cửa hàng này có chương trình “30 giây miễn phí”. Đúng thời điểm báo hiệu, trong vòng 30 giây, ai đang đứng trong cửa hàng có thể bốc được món hàng gì thì được lấy miễn phí. Dĩ nhiên, chả có món gì đắt tiền được đặt trong tầm tay khách hàng cả. Nhưng không khí rất vui và ai nhặt được gì cũng thấy thú vị.

12-57-39_cho_du_moi_flemington_1
Du học sinh đang mua trái cây tại chợ đầu mối Flemington, Sydney

Bác Nguyễn Thanh Hải, 85 tuổi, hơn 50 năm sống tại Úc cho biết, hàng khuyến mãi ở Úc không phải vì cận đát (hạn sử dụng) mà do chính sách khuyến mãi nhằm cạnh tranh giữa các cửa hàng. Thậm chí, 2 cửa hàng cùng một tập đoàn, cạnh tranh doanh thu cũng tung ra những chương trình khuyến mãi đặc biệt của mình. Hôm nay bạn mua hộp sữa tươi này có giá 1,5 đô nhưng siêu thị cùng tập đoàn, cách đó một con phố, đi bộ thêm chừng 10 phút, chỉ bán giá 0,90 đô. Hai cây xăng đối diện nhau, giá bán có thể lệch 20 - 30 xu/lít…

Theo quy định của Chính phủ Úc, cha mẹ du học sinh phải cam đoan chu cấp cho học sinh mỗi tháng tối thiểu từ 300 - 500 đô. Chi phí sinh hoạt đắt nhất là giao thông. Với quy ước nhà homestay cách trường tối đa 40 phút đi tàu điện, phí đi học bằng tàu sẽ tốn bình quân 9 - 11 đô/ngày. Phí xe buýt rẻ hơn chút nhưng trọn tuyến đường dài trên 30 phút thì giá cũng tương đương tàu điện. Tiền đi lại mỗi tháng của du học sinh khoảng từ 200 - 250 đô. Số tiền 250 đô còn lại cho các bữa trưa ở trường, nếu không săn hàng khuyến mãi, thì chịu đói triền miên là chuyện thường.
 

Những địa chỉ bỏ túi

Một hộp sữa, mua ở siêu thị nhỏ bên ngoài có giá 2,5 đô, đi vào siêu thị Woolworths có giá 1,5 đô, vào ngày khuyến mãi sẽ chỉ tốn 0,90 đô. Hệ thống siêu thị Woolworths là nơi thường xuyên có khuyến mãi nhất. Mua dụng cụ sinh hoạt gia đình thì K-mart được coi là siêu thị dành cho sinh viên. Mua hàng tiêu dùng như dầu gội, kem đánh răng, thuốc bổ, mỹ phẩm thì đến hệ thống Chemist Warehouse.

Nếu ở Việt Nam nhiều cậu trai cho rằng dùng mỹ phẩm là những kẻ giới tính linh hoạt thì phải thay đổi khi sống ở Úc. Cũng như thị trường, trong khí khô hanh của mình, Úc luôn khuyến mãi cho cư dân gió lạnh, nắng gắt. Chống chọi với gió luôn phải có áo khoác bên mình, dù mùa hè rực nắng. Nhưng không dùng kem dưỡng ẩm vài ngày da mặt nứt nẻ, quên kem chống nắng sẽ có cơ hội làm bạn ung thư da.

12-57-39_du_oc_3-_goc_cn_tin_trong_truong
Góc căn tin cho sinh viên của trường

Món ăn trưa phổ biến của sinh viên là bánh mì sandwich, hamberger, pizza… nhu cầu thèm rau và trái cây thúc giục. Nhưng, dù là xứ trồng táo nổi tiếng thì giá táo bán lẻ siêu thị không hề rẻ. Giá táo được bán từ 2,5 - 3 đô/kg, lê 3 đô/kg, cam đang mùa cũng từ 3 - 3,5 đô/kg. Đặc biệt tại Woolworths có bán lẻ từng quả với giá 0,70 đô/quả cam; 0,58 đô quả lê; 0,96 đô/1 quả táo Hoàng gia hoặc 0,77 đô/quả táo đỏ…

Sau thời gian chừng 3 tháng, sinh viên sẽ tự biết đến chợ đầu mối trái cây, cạnh trạm tàu điện Flemington của Sydney. Có đủ các mặt hàng rau củ quả từ các nông trang cũng như các đơn vị nhập khẩu đổ về đây bán sỉ. Đơn vị bán lẻ tối thiểu ở đây là 1 thùng với trọng lượng từ 10 - 20 kg tùy loại. Cam đang vào mùa, tại đây, thùng 20 kg có giá 15 - 25 đô tùy kích cỡ, thùng đu đủ 10kg có giá 9 đô… Muốn vào chợ, phải đi từ 4 giờ sáng, mỗi người phải sắm cho mình một cái áo bảo hộ phản quang, tại K-mart có giá 2 đô nhưng nếu đến chợ đầu mối mới mua thì mất 10 đô.

12-57-39_du_oc_3-_khu_vuc_sv_hm_do_n_tru
Khu vực cho sinh viên hâm đồ ăn trưa của trường

 

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất