| Hotline: 0983.970.780

So đo với bên ngoại

Thứ Hai 16/01/2012 , 11:19 (GMT+7)

Cuộc sống gia đình khá nhiều phức tạp. Chỉ riêng việc ứng xử thế nào với “bên ngoại” cũng là cả một nghệ thuật để tránh bị vợ nghĩ đối phương coi thường gia đình mình. Điều này quả thực không đơn giản!

Khu phố tôi có một anh tiến sĩ. Kinh tế gia đình anh cũng thuộc dạng khấm khá nhưng khổ nỗi chẳng ai kiếm được của nhà anh một ly nước! Với hàng xóm đã đành nhưng ngay cả với người nhà bên vợ anh cũng ki bo quá mức. Dường như anh cứ thấy tiêng tiếc mỗi khi chi cho “bên ngoại”. Chị Thoa, vợ anh là con gái út trong gia đình sinh con một bề. Bố mẹ mất sớm, người chị lớn nhận trách nhiệm cúng giỗ. Hằng năm, đến dịp cúng giỗ, cả 3 chị em cùng gom góp để sắp mâm cơm cúng tế.

 Chị Thoa bàn bạc, hỏi ý kiến chồng xem nên gửi chị cả bao nhiêu tiền góp giỗ. Anh tiến sĩ chồng chị tính toán rất nhanh rồi “phán”: “Cứ theo thứ bậc mà chia, nhà mình con út chỉ góp bằng 1/3 bác cả”. Chị Thoa không chịu: “Con nào mà chẳng là con, với lại bác ấy cũng là phận gái. Mình làm thế người ta cười cho”. “Vậy, cô cứ gánh tất luôn đi cho người ta khỏi cười. Nghèo còn sĩ!” - chồng Thoa giận rỗi bỏ đi mặc cho vợ tủi thân, thút thít.

Từ đó, Thoa ngại chẳng bàn bạc gì với chồng những chuyện liên quan tới bên ngoại để tránh xảy ra mâu thuẫn. Dù vậy nhưng trong lòng Thoa vẫn rất chua chát mỗi khi nghĩ tới việc chồng mình chẳng bao giờ quan tâm đến gia đình vợ, chưa một lần thực tâm biếu bố, mẹ vợ đồng quà, tấm bánh khi họ còn ở trần gian! Vậy mà, hễ cô có quan tâm tới bố mẹ và chăm lo cho các cháu con các chị gái đôi chút thì y như rằng bị chồng lườm nguýt, mặt nặng mày nhẹ làm như cô khuân hết đồ của nhà về bên đó. Thật khó chịu vô cùng!

Chẳng hơn gì chồng Thoa, chồng Lan cũng có tật “nhất bên trọng, nhất bên khinh”, cứ liên quan đến nhà vợ là anh ta chỉ sợ thiệt hơn. Vừa rồi, vợ chồng Lan đi chung taxi với vợ chồng em trai cô về quê dự cưới. Lúc xuống xe, thấy chồng nằng nặc đòi chia đôi tiền taxi với em vợ, Lan ngượng chín mặt. Cuối cùng, vợ chồng cậu em trai Lan tranh trả hết, chồng cô lại cười rất tươi. Lan nhắc khéo vai trò anh chị thì chồng cô xuề xòa, nó thật “hào phóng”: “Người một nhà, đi đâu mà thiệt”.

Chưa hết, hôm cháu lớn con anh cả nhà Lan lập gia đình, cô bàn với chồng mua cho cháu dâu nửa chỉ vàng gọi là quà mừng nhưng chồng Lan giãy nảy: “Mừng gì mà nhiều thế, vàng đang đắt, nửa chỉ là hơn 2 triệu. Thôi, cứ cho nó 500 nghìn là đủ. Như thế đã gấp đôi người khác”. Giận chồng ki bo nhưng không muốn vì thế mà gia đình căng thẳng nên Lan nín lặng làm theo. Nhớ lại chỉ vài tuần trước khi cháu ruột anh bị ốm, anh chẳng ngại ngần biếu chị gái 3 triệu, mặc vợ có đồng ý hay không. Lan xót của, xuýt xoa thì chồng nổi cáu: “Con cháu trong nhà, mình không lo thì ai lo. Cô chỉ biết bên nhà cô thôi à”. Những lúc ấy Lan mới cảm nhận hết tính ích kỷ của chồng.

Từ lâu, tâm lý “bên nội, bên ngoại”, “dâu con, rể khách” đã ăn sâu trong tiềm thức nhiều người khiến không ít đức ông chồng coi thường bên ngoại. Họ chỉ chăm lo, vun vén bên nhà mình mà tính toán chi li với bên nhà vợ hoặc coi “ngoại là ngoài” nên chẳng mặn mà gì nhất là khi đụng chạm đến kinh tế. Nên chăng, những đấng mày râu hãy suy nghĩ lại, muốn vợ tôn trọng mình và gia đình mình thì hãy học cách tôn trọng bên ngoại, coi nhà vợ cũng như nhà mình để vợ chồng thoải mái, cùng nhau san sẻ mọi công việc đôi bên.

Chớ nên “nhất bên trọng, nhất bên khinh” sẽ gây nên những bất hòa trong cuộc sống vợ, chồng và vô hình trung khiến người vợ tủi thân, hụt hẫng, thậm chí oán trách chồng. Đây thực sự là mầm họa tiềm ẩn làm tổn thương tình cảm và rạn nứt hạnh phúc gia đình cần loại bỏ.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm