| Hotline: 0983.970.780

Sở Y tế Bình Định nói gì về thông tin 2/3 công chức làm 'sếp'?

Thứ Năm 07/09/2017 , 07:15 (GMT+7)

Mới đây, trên một số phương tiện thông tin đại chúng xuất hiện thông tin về việc Sở Y tế tỉnh Bình Định có tổng cộng 31 công chức thì đã có đến gần 2/3 người làm “sếp”!

Trong đó, số lượng lãnh đạo từ ban giám đốc sở đến lãnh đạo các phòng là 19 người, gồm 1 giám đốc sở, 3 phó giám đốc sở và 15 trưởng, phó phòng, chánh thanh tra, phó chánh thanh tra… 

17-06-38_so_y_te_bd
Sở Y tế Bình Định, nơi có 2/3 công chức làm “sếp”

Ngoài ra, Sở Y tế Bình Định có 6 phòng chuyên môn thì trong đó 4 phòng có số lượng công chức làm sếp nhiều hơn số lượng chuyên viên. Có thể đưa ra ví dụ: Phòng Thanh tra có 1 chánh, 1 phó chánh thanh tra và 1 chuyên viên; phòng Nghiệp vụ Y có 1 trưởng phòng, 2 phó phòng và 1 chuyên viên; phòng Nghiệp vụ Dược có 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 1 chuyên viên; phòng Tổ chức - Cán bộ có 1 trưởng phòng, 2 phó phòng và 1 chuyên viên.

Trao đổi về vấn đề này, trưa ngày 6/9, ông Lê Quang Hùng, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Định, cho biết: Tổng số nhân viên của Sở Y tế Bình Định là 41 người. Trong đó 4 người được hợp đồng theo Nghị định 68 gồm 2 lái xe, 1 bảo vệ, 1 tạp vụ. Số công chức được giao là 37 người nhưng hiện chỉ có 31 người là công chức chính thức. Trường hợp các phòng có nhiều lãnh đạo hơn chuyên viên là do chưa tuyển được công chức.

Ông Hùng nêu ví dụ phòng Nghiệp vụ Dược có 5 người, trong đó 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 3 chuyên viên mới đúng số công chức được giao. Nhưng hiện tại chưa tuyển được nên số lượng lãnh đạo phòng mới nhiều hơn. “Hiện trên wedsite của Sở Y tế chỉ có 31 người là công chức chính thức, công chức chưa chính thức và các nhân viên theo Nghị định 68 không đưa lên wedsite nên mới có sự chênh lệch như vậy”, ông Hùng phân trần.

Cũng theo ông Hùng, cái khó trong tuyển công chức hiện nay là bác sĩ mới ra trường nếu muốn thành công chức đặc cách thì tối thiểu phải tốt nghiệp loại xuất sắc. Nhưng có nghịch lý là những người tốt nghiệp loại xuất sắc thì lại không muốn đến Sở Y tế là việc. Còn viên chức muốn về Sở Y tế qua đặc cách thì phải từng công tác trong nghề 5 năm, nếu không thì phải thi tuyển mới trở thành công chức.

“Là công chức công tác ở Sở thì quyền lợi và phụ cấp ít hơn ở cơ sở nên nhiều người không chịu về. Hiện giờ bác sĩ trẻ nhất ở Sở Y tế cũng đã 49 tuổi, còn lại hầu hết sắp về hưu. Những người làm ở cơ sở đủ 5 năm thì được hưởng phụ cấp viên chức là 40% lương, chưa kể có chế độ độc hại. Còn công chức ở Sở chỉ được 25% nên rất khó để cán bộ ở cơ sở về Sở”, ông Hùng lý giải thêm.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm