| Hotline: 0983.970.780

Sóc Trăng: Bàn giải pháp nuôi chim yến

Thứ Hai 17/12/2018 , 14:30 (GMT+7)

Sở NN-PTNT Sóc Trăng vừa tổ chức hội nghị “Báo cáo Kế hoạch thống kê, đánh giá hiện trạng, đề xuất giải pháp quản lý nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh".

Theo Th.S Lê Văn Quang, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, Sóc Trăng được đánh giá là một trong những tỉnh có nhiều điều kiện để phát triển nghề nuôi chim yến. Trong những năm qua, số lượng nhà yến trên địa bàn tỉnh tăng khá nhanh. Tính đến tháng 9/2018, có tổng cộng 217 nhà yến, trong đó có 69 nhà yến chuyên dụng và 148 nhà yến kết hợp với nhà ở (nhà yến được bố trí ở các tầng trên và nhà ở ở dưới).

Điều đáng quan tâm là phần lớn nhà yến lại tập trung ở thành thị, khu vực đông dân cư (57%), có nguy cơ gây ô nhiễm tiếng ồn do âm thanh từ máy dẫn dụ chim yến phát ra. Trong khi chờ Trung ương ban hành các văn bản hướng dẫn mới về quản lý nuôi chim yến; tỉnh Sóc Trăng sẽ tiếp tục vận dụng thông tư 35/2013/TT-BNNPTNT, ngày 22/7/2013 của Bộ NN-PTNT “Quy định tạm thời về quản lý nuôi chim yến” và các văn bản có liên quan để quản lý đối tượng nuôi này.

Các đại biểu tham dự hội nghị cũng đã đóng góp nhiều ý kiến xoay quanh thực trạng và việc quản lý nuôi chim yến ở các địa phương. Đa số đại biểu đều thống nhất Sở NN-PTNT cần tham mưu UBND tỉnh sớm ban hành công văn về quản lý nuôi chim yến. Có quy hoạch vùng nuôi để người dân không tự phát triển gây nuôi tràn lan, khó kiểm soát, tránh ô nhiễm môi trường và quản lý tốt dịch bệnh.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Thủ phủ cam Cao Phong tái canh để cứu cây đặc sản

Cao Phong, Hòa Bình từng là thủ phủ cam nổi tiếng của miền Bắc nhưng khi giá bán hạ, bệnh phát sinh khiến địa phương này phải tính đến bài toán tái canh.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.