| Hotline: 0983.970.780

Sôi động thị trường nông sản vùng biên

Thứ Năm 12/02/2015 , 10:02 (GMT+7)

Những ngày cuối năm, về vùng biên giới An Giang, tại các cửa khẩu như Tịnh Biên, Khánh Bình và Vĩnh Xương…, không khí trao đổi mua bán hàng hóa nhộn nhịp hơn ngày thường.

Những mặt hàng sôi động nhất nằm trong nhóm nông sản cũng như các loại thực phẩm.

Mỗi ngày có hàng chục xe tải, xe ba gác tự chế chất hàng cao ngút qua lại cửa khẩu An Giang chạy thẳng về các tỉnh Tà Keo, Compong Spư, thủ đô Phnom Penh (Campuchia). Trung bình mỗi ngày có cả trăm tấn hàng nông sản được thương lái vận chuyển sang biên giới.

Bà Trần Thị Kim Cúc, GĐ Cty TNHH Đầu tư - Thương mại Kim Cúc, tại cửa khẩu Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên (An Giang), cho biết vào những tháng cuối năm phía Campuchia sang mua hàng hóa rất mạnh, tăng hơn so với ngày thường 4-5 lần, chủ yếu các mặt hàng như trái cây, rau, củ, quả và các mặt hàng thủy hải sản.

Hiện nay, bình quân mỗi ngày Cty Kim Cúc thu mua của nông dân ĐBSCL từ 30 – 50 tấn trái cây đủ loại để xuất sang thị trường Campuchia, đồng thời mua lại từ nước bạn một số mặt hàng như me, xoài …mà không qua một trung gian nào.

Tại vựa nông sản của Cty Kim Cúc lúc nào cũng rộn ràng tấp nập, nhất là sáng sớm, kẻ lên hàng, người xuống hàng, hàng chục xe tải, xe thồ thi nhau chở hàng hướng về cửa khẩu càng làm cho không khí vùng biên trở nên sôi động khác thường.

Bà Cúc cho biết thêm: “Những năm gần đây do cạnh tranh với nhiều cơ sở tại cửa khẩu nên càng ngày càng khó khăn, phía bạn đánh thuế ngày càng cao nên việc XK không dễ dàng như trước. Chỉ những tháng cuối năm có phần nhộn nhịp”.

Còn tại cửa khẩu Khánh Bình, huyện An Phú cũng tấp nập cảnh mua bán rau dưa, hoa màu và các loại nông sản được tập kết từ nhiều nơi trong tỉnh như Chợ Mới, Phú Tân, Châu Phú… và thị trường tiêu thụ chủ yếu là Campuchia.

Tại chợ đầu mối Long Bình, mỗi ngày có trên 40 tấn rau củ, quả được xuất sang Campuchia. Theo anh Nguyễn Văn Phúc, chủ bến rau, ở cửa khẩu Khánh Bình, cho biết: Việc đưa hàng hóa nông sản Việt sang Campuchia đa phần ai cũng có mối lái thân quen bên đó. Trước mỗi chuyến đi, bạn hàng Campuchia đều gọi điện đặt cụ thể loại hàng, số lượng, thậm chí ngã giá trước.

Tại đây, hàng chục tấn nông sản được cho vào túi nilông loại 10kg tập kết chờ xuất qua nước bạn. Càng gần tết lượng hàng tập trung về đây ngay một tăng, hàng hóa lần được mang qua cửa khẩu để tiêu thụ.

14-25-18_nh-2-gn-tet-luong-hng-nong-sn-viet-xut-qu-cmpuchi-tng-4-5-ln-so-voi-ngy-thuong
Nông sản được tập kết ở cửa khẩu Tịnh Biên – An Giang chuẩn bị đưa về Campuchia

Nếu trước đây, nông sản chỉ đưa lên Kiên Lương, Giang Thành và Hà Tiên (Kiên Giang); bây giờ không cần phải đi xa, chỉ tập trung về cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên xuất bán. Theo thống kê của ngành Hải quan An Giang, năm 2014 lượng hàng hóa XK qua Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên đi Campuchia trị giá trên 109,5 triệu USD, tăng trên 20 triệu USD so với 2 năm trước.

Chị Trần Thị Hiền, một thương lái người Việt đang làm ăn bên nước bạn, cho biết: Mùa này dưa leo, bắp cải, ớt, bầu bí rất hút hàng, giá cả chênh lệch cao hơn cùng kỳ từ 5 – 10%. Bình quân mỗi ngày chị mang hàng nông sản Việt bán sang thị trường nước bạn bán kiếm lời hơn 5 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Xự, nông dân trồng màu nổi tiếng bán sang Campuchia ở xã Quốc Thái bộc bạch: “Đã gần 10 năm tôi trồng rau màu bán trực tiếp cho thương lái Campuchia, nên đầu ra không lo nữa, giá lại cao hơn vài trăm đồng so với bán trong nước. Thậm chí có lúc tôi còn đứng ra làm đầu mối thu gom rau màu của bà con trong xóm để mang qua Campuchia tiêu thụ”.

Thông thường 1 công ớt thu hoạch được 4 tấn, giá khoảng 25.000đ/kg (tùy thời điểm), trừ chi phí bà con cầm chắc trong tay trên 50 triệu đồng; rau cần tàu năng suất 4 tấn/công, bán giá 25.000đ/kg, lời 80 triệu đồng.

Anh Chao Sóc Hum, thương lái Campuchia, sang cửa khẩu mua hàng cho biết: “Còn 1 tuần lễ nữa là đến tết, nên mấy ngày nay tôi sang Việt Nam mua hàng nông sản từ 2-3 chuyến mang về tiêu thụ cho các điểm chợ”.

Ông Ngô Hồng Yến, Chủ tịch UBND huyện Tịnh Biên cho biết, cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên – Phnom Den là điểm nối liền giữa Quốc lộ 91 Việt Nam và Quốc lộ 2 Campuchia.

Từ đây, nông sản hàng hóa của Tịnh Biên vừa đi thẳng về Phnom Penh, vừa từ Takeo có thể qua Kampot và đi tiếp Quốc lộ 3 về Poset, Odong, Kampong Speu… rất thuận tiện. Nhu cầu tiêu dùng của người dân Campuchia cũng rất cần rau củ quả nên bà con nông dân SX ra có nơi tiêu thụ, bán được giá.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Phía sau mặt cỏ xanh của Sân vận động Thiên Trường

Thiên Trường, sân nhà CLB Bóng đá Thép Xanh Nam Định gần đây được đánh giá có chất lượng mặt cỏ top đầu V-League, vậy điều gì đã làm nên màu xanh tươi mới này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm