| Hotline: 0983.970.780

Sớm cho phép nhập khẩu virus vaccinia

Thứ Hai 23/03/2015 , 10:54 (GMT+7)

Ngày 20/3/2015, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám đã chủ trì họp bàn với Bộ Y tế và các cơ quan, tổ chức liên quan để xem xét ban hành quy định tạm thời về quản lý dung dịch virus vaccinia và xuất khẩu nguyên liệu da thỏ sau khi tiêm virus vaccinia.

Không cho phép, doanh nghiệp sẽ đóng cửa

Hơn 10 năm kiên trì với cam kết đầu tư tại Việt Nam, Cty Cổ phần Dược phẩm Nippon Zoki (Nhật Bản) đã có công rất lớn trong việc hình thành một phương thức sản xuất thỏ công nghiệp, từ việc hình thành các trại sản xuất giống, chế biến thức ăn công nghiệp cho thỏ đến việc xây dựng nhà máy chế biến thỏ tại Ninh Bình và Bắc Ninh nhằm bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho bà con nông dân.

Đây là việc làm rất có lợi cho nông dân và cũng là tiền đề quan trọng để có thể vận hành nhà máy công nghệ sinh học Konishi tại Quế Võ (Bắc Ninh) do Cty Nippon Zoki đầu tư với công suất 2 triệu con thỏ/năm.

Nhà máy này đã xây dựng hoàn thành từ tháng 4/2014 với tổng mức đầu tư 90 triệu USD, nhưng hơn 1 năm nay chưa thể đi vào hoạt động. Nguyên nhân là do ngành chức năng chưa có quy định pháp lý cụ thể nào được ban hành để đảm bảo an toàn trong quá trình nhập khẩu, vận chuyển, sử dụng, bảo quản dung dịch virus vaccinia từ Nhật Bản vào Việt Nam và xuất khẩu nguyên liệu da thỏ từ Việt Nam sang Nhật Bản để chiết xuất vacxin tiêm phòng cho người.

Khi trực tiếp dẫn đoàn công tác của Bộ NN-PTNT, Bộ Y tế về kiểm tra trực tiếp tại nhà máy công nghệ sinh học Konishi tại Quế Võ (Bắc Ninh), Thứ trưởng Vũ Văn Tám cùng các thành viên trong đoàn cảm thấy tương đối yên tâm về quy trình nuôi, chế biến, vận chuyển, xử lý thỏ để làm nguyên liệu sản xuất thuốc vacxin tiêm cho người.

Thế nhưng, nếu không giải quyết được vấn đề cho nhập dung dịch virus vaccinia từ Nhật Bản vào Việt Nam cũng như xuất khẩu sản phẩm da thỏ từ Việt Nam sang Nhật thì nguy cơ nhà máy đóng cửa là hiện hữu.

Phải đảm bảo an toàn

Để tháo gỡ nút thắt, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, Bộ NN-PTNT đã xây dựng quy định tạm thời để xử lý vấn đề này và xin ý kiến của các bộ, ngành liên quan. “Về phía Bộ Y tế, quan điểm của chúng tôi hoàn toàn đồng ý việc tạo điều kiện tối đa cho hoạt động xuất, nhập khẩu dung dịch virus vaccinia của Cty Nippon Zoki, một trong những hoạt động đầu tư hợp pháp vào Việt Nam” – bà Nguyễn Minh Hằng, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khẳng định. Theo bà Hằng, việc xây dựng quy định tạm thời này là cần thiết và phù hợp với yêu cầu mà Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ NN-PTNT chủ trì và Bộ Y tế phối hợp.

“Không chỉ có mỗi cơ sở đạt quy định an toàn sinh học cấp 2 là đủ mà để đảm bảo an toàn sinh học không lây nhiễm ra người hay động vật thì cả một quá trình từ lúc nhập khẩu vào cho đến lúc vận chuyển, bảo quản trên đường đi; vận chuyển, bảo quản tại cơ sở; rồi sau khi tiêm, xuất khẩu da thỏ là một chuỗi, tuân thủ các quy định bảo quản, vận chuyển, đóng gói hết sức nghiêm ngặt mới đảm bảo không lây nhiễm sang người và môi trường” – bà Hằng phân tích.

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Đình Tâm, Phó Giám đốc Sở Y tế Bắc Ninh cho biết: “Hiện nay, Sở Y tế đã thẩm định và cấp phòng xét nghiệm đạt an toàn sinh học, còn chúng tôi chưa cấp cho tất cả các khu vực có liên quan đến virus của nhà máy. Thông tư 25, Thông tư 29 chỉ quy định cấp giấy chứng nhận cho phòng xét nghiệm an toàn sinh học.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện các quy định phòng tránh lây nhiễm virus vaccinia cho người theo đúng quy định của pháp luật; kiểm tra, giám sát chặt chẽ, bảo đảm an toàn tuyệt đối không để lây lan dịch bệnh cho người từ quá trình quản lý, sử dụng dung dịch virus vaccinia và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ việc này.

Đề nghị Bộ Y tế có chỉ đạo, hướng dẫn chi tiết liên quan đến toàn bộ khu vực sản xuất để Sở thực hiện. Nếu áp dụng theo tiêu chí của Phòng xét nghiệm an toàn sinh học thì khu vực sản xuất đấy không thể đáp ứng được”. Theo quy trình, sau khi thỏ đạt chuẩn được đưa về nhà máy để tiêm dung dịch virus vaccinia và để 5 ngày cho nó viêm da, nổi sần lên, rồi mới tiến hành thu hoạch da thỏ. Những khu vực này chưa được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học.

Đồng ý với chủ trương ban hành quy định tạm thời của Bộ NN-PTNT, đại diện Viện Kiểm định quốc gia vacxin và sinh phẩm y tế lưu ý đến việc kiểm soát chất lượng dung dịch virus vaccinia nhập khẩu vào Việt Nam xem có đạt chất lượng, đúng chủng loại không để ngăn chặn những rủi ro không đáng có. Đặc biệt, cần làm rõ việc đảm bảo không lây lan virus ra môi trường xung quanh cũng như có biện pháp bảo đảm an toàn dịch bệnh cho người lao động.

Khác với lo ngại của các đại biểu, đại diện Cty TNHH Công nghệ Sinh học Konishi Việt Nam khẳng định, quy trình nuôi và chế biến của nhà máy sẽ đảm bảo an toàn với người và động vật. “Không chỉ có nhà máy ở Việt Nam, Cty Nippon Zoki còn có nhà máy ở Trung Quốc và Nhật Bản hoạt động hơn 10 năm nay và chưa có sự cố đáng tiếc nào xảy ra” – vị đại diện này bày tỏ.

Một vấn đề khiến nhiều người băn khoăn nữa là việc xử lý chất thải của nhà máy là: thịt thỏ, phân, nước tiểu… Theo quy trình, thịt thỏ sẽ được hấp 60 phút ở nhiệt độ 65oC, phân, nước tiểu được hấp 30 phút ở nhiệt độ 65oC. Với việc xử lý như vậy, virus sẽ không còn tồn tại. Thế nhưng, nhiều người tỏ ra băn khoăn về việc xử lý chôn lấp mỗi ngày 5 tấn thịt thỏ cùng các phế thải khác và việc chôn lấp này diễn ra tại Hưng Yên.

Điều này nếu không quản lý, giám sát tốt, sẽ không ngoại trừ việc phát tán thịt thỏ ra bên ngoài và khả năng gây ô nhiễm ở các bãi chôn lấp. Về vấn đề này, Thứ trưởng Vũ Văn Tám đề nghị Cty nghiên cứu phương án xử lý thịt thỏ, chất thải của nhà máy làm thành phân bón hoặc thức ăn chăn nuôi. Như vậy, vừa tận dụng được phế phẩm, vừa bảo vệ được môi trường.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm