| Hotline: 0983.970.780

Sớm xây dựng một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông

Thứ Sáu 23/03/2012 , 11:01 (GMT+7)

Hội thảo quốc tế nhân 10 năm ASEAN ký Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông, tổ chức ngày 22/3, tại Phnom Penh, Campuchia.

Tiến sỹ Võ Xuân Vinh, thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á phát biểu tại hội thảo

Ngày 22/3, tại Phnom Penh, Campuchia, Trung tâm Nghiên cứu chiến lược châu Á (CASS) của Ấn Độ và Viện Hợp tác hòa bình Campuchia (CICP) đã tổ chức hội thảo quốc tế nhân dịp kỷ niệm 10 năm ASEAN ký kết Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) với chủ đề "ASEAN và kỷ niệm 10 năm ký kết DOC."

Hội thảo do tiến sỹ Cheang Vanaridh, Giám đốc CICP và ông A.B Mahapatra, Giám đốc CASS, đồng chủ trì.

Tham dự hội thảo có tiến sỹ Kao Kim Huon, Quốc vụ khanh đối ngoại Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia kiêm Cố vấn cho Thủ tướng Hun Sen; Hoàng thân Sirivuth, Chủ tịch Hội đồng quản trị, người sáng lập CICP; cùng hơn 300 học giả, các nhà nghiên cứu và đại diện ngoại giao đoàn tại Campuchia như Việt Nam,Singapore, Indonesia, Lào, Philippines, Malaysia, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, quan chức bộ ngành của Campuchia và sinh viên một số trường đại học tại Phnom Penh.

Các diễn giả tại hội thảo tập trung đánh giá về tiến trình 10 năm ký kết và thực hiện DOC giữa ASEAN và Trung Quốc, cũng như kiến nghị các giải pháp giải quyết tranh chấp. Hội thảo khẳng định, qua 10 năm ký kết DOC, Tuyên bố này có vai trò nhất định trong việc góp phần duy trì, hòa bình và ổn định tại Biển Đông và khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, ASEAN và Trung Quốc cần nhanh chóng tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) nhằm đảm bảo hòa bình và ổn định lâu dài cho khu vực.

Các tham luận tại hội thảo nhất trí rằng DOC là một văn kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm của các bên liên quan trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và tin tưởng lẫn nhau, hướng tới giải quyết hòa bình tranh chấp trên Biển Đông; thực hiện đầy đủ và hiệu quả góp phần củng cố mối quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc vì hòa bình và thịnh vượng.

Bình luận về ý nghĩa của hội thảo, ông A.B Mahapatra, Giám đốc CASS, cho rằng hội thảo có thể đưa ra những ý tưởng mới và đánh giá những lựa chọn khác nhau để giải quyết các tranh chấp hàng hải phức tạp nhất trong thời đại ngày nay, nhất là giải quyết tranh chấp ở Biển Đông sẽ là thách thức mạnh mẽ đối với chính sách ngoại giao hiệu quả của ASEAN trong việc chuyển DOC thành COC đầy đủ.

Tiến sỹ Cheam Yeap, diễn giả nước chủ nhà Campuchia, cho rằng các lo ngại về an ninh và lợi ích kinh tế sẽ tiếp tục tác động đến chính sách của mỗi nước, tuy nhiên các nguyên tắc và quy định của luật pháp quốc tế phải đóng vai trò khuôn khổ cho những chính sách này. Con đường tốt nhất cho ASEAN và Trung Quốc là cùng hợp tác chặt chẽ trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau nhằm thực hiện DOC, tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc và Hiến chương ASEAN.

Tuy nhiên, theo ông, trên thực tế, DOC chưa hoàn toàn đáp ứng được nguyện vọng và mong muốn của các bên liên quan, cũng như các quốc gia có lợi ích chiến lược tại Biển Đông và bộc lộ bất cập trong việc ngăn ngừa căng thẳng và xung đột trên Biển Đông. Điển hình, DOC chưa có tính ràng buộc chính trị và pháp lý; sự chung chung trong DOC dẫn đến các cách diễn giải khác nhau từ mỗi nước. DOC không đề cập đến các ranh giới địa lý cụ thể cũng như không có cơ chế phân xử trong trường hợp xảy ra vi phạm.

Tiến sỹ Cheang Vanaridh, Giám đốc CICP, cho rằng vấn đề Biển Đông là một trong những vấn đề khu vực phức tạp nhất đòi hỏi cách tiếp cận dựa trên sự tin tưởng và luật pháp. Các nước cần đối thoại và thảo luận nhiều hơn để thúc đẩy sự hiểu biết về vấn đề này.

Tiến sỹ Võ Xuân Vinh, thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, đã được hội thảo hoan nghênh khi giới thiệu nguyên tắc cơ bản của Bộ quy tắc ứng xử mà ASEAN và Trung Quốc cần sớm ký kết. Ông Võ Xuân Vinh nhấn mạnh các bên tham gia vào bộ quy tắc ứng xử cần khẳng định rõ cam kết của mình đối với mục đích và nguyên tắc của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, Hiệp ước Thân thiện và hợp tác tại Đông Nam Á, 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, tiếp thu tinh thần của Quy tắc thực hiện DOC được ASEAN và Trung Quốc ký kết tháng 11/2011 tại Indonesia…

Trên cơ sở phân tích ý kiến của các diễn giả, hội thảo đi đến kết luận rằng để giải quyết cơ bản và lâu dài những nguy cơ bất ổn hiện nay trên Biển Đông, các bên liên quan cần nhanh chóng xây dựng một bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc pháp lý, khắc phục được những hạn chế của DOC trên cơ sở luật pháp quốc tế.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm