| Hotline: 0983.970.780

Sơn La du ký: Cái kết có hậu của 'Những hạt ngô máu'

Thứ Năm 04/03/2021 , 07:26 (GMT+7)

Năm 2016, Báo NNVN đăng tải loạt 'Những hạt ngô máu' phản ánh chuyện hàng trăm hộ dân ở Sơn La mất đất, mất trâu vì vay của chủ đầu tư dạng tín dụng đen.

Nong Chạy người không chạy nữa

Sau khi biết thông tin trên, chính quyền tỉnh này đã vào cuộc, điều tra, làm rõ, người dân được trả lại đất, nhà, nợ nần được khoanh lại. Nhưng trước ấy cả chục năm, “những hạt ngô máu” đã bị các chủ đầu tư gieo mầm ở bản Nong Chạy, xã Mường Chùm, huyện Mường La để mọc lên những "hạt độc".

Thào A Sụng - nguyên trưởng bản kể, tháng 3, tháng 4 chuẩn bị tra ngô thì bà con đều phải vay đến tháng 11, 12 bán xong mới trả, lãi cứ 4 - 5%/tháng. Chẳng may vì sự cố nào đó năm nay không trả được để vắt sang năm sau, năm sau nữa thì lãi mẹ đẻ lãi con, lãi con đẻ lãi cháu, từ chục triệu trở thành vài chục triệu hay cả trăm triệu là chuyện thường.

Mấy nhà Cứ A Lộng, Cứ A Chểnh, Cứ A Trắng, Thào A Rặng, Thào A Chống, Thào A Vẳng, Thào A Say tuy bàn tay chăm chỉ làm nhưng do cái đầu không biết tính nên mới bị các chủ đầu tư dưới huyện Mai Sơn siết nợ, phải gán đất, bỏ nhà mà đi. Số còn lại, mỗi nhà trồng 1,5 - 2ha ngô bán đi mua gạo có khi vẫn còn không đủ. Trồng ngô nhưng con lợn con gà không có ngô mà ăn.

Cũng may là năm 2008 có Công ty Cổ phần Nông nghiệp Chiềng Sung vào hợp tác với dân để sản xuất giống ngô lai chứ không sẽ còn có nhiều người phải mất đất, bỏ nhà mà đi.

Nhờ làm ngô giống mà anh Sụng đã mua được chiếc máy cày giá 350 triệu. Ảnh: Dương Đình Tường.

Nhờ làm ngô giống mà anh Sụng đã mua được chiếc máy cày giá 350 triệu. Ảnh: Dương Đình Tường.

Thào A Sụng kể tiếp, trước đó một số bà con cũng đi làm thuê trồng ngô giống cho người Kinh, người Thái ở bản Cao Sơn, Nong Sơn rồi nên thuyết phục trồng cũng không quá khó. Tuy nhiên sản xuất ngô giống khác hẳn với ngô thịt, trồng phải hàng cách hàng theo công thức 1 hàng bố 5 hàng mẹ. Khổ nhất là giai đoạn bẻ cờ của hàng mẹ đi để hàng bố thụ phấn, tốn rất nhiều công, người nhà làm không xuể còn phải thuê thêm người ngoài.

Dân Mông đa số vốn thấp bé mà cây ngô thì cao tới 2m nên khi làm phải với rất đau tay, đau cổ. Cả tuần cứ ngửa cổ nhìn trời, 10 người đi bẻ cờ thì có 2 - 3 người bị say phấn ngô. Say rượu còn có nước trong bụng mà nôn ra được chứ say phấn ngô khổ lắm vì không có cái mà nôn. Một số người phải bỏ về dù chủ nhà thịt gà, thịt lợn cho ăn, xếp giường cho ở lại trả gần 200.000 đồng/công, gấp đôi so với bình thường.

Trồng ngô giống tuy vất vả nhưng được cái nhiều tiền hơn hẳn trồng ngô thịt. Từ 10ha ban đầu giờ đây mỗi vụ bản trồng tới 80 - 90ha, đất Nong Chạy không đủ thì thuê thầu thêm cả đất của các bản khác. Trước cày bằng trâu, hàng xiên, hàng xẹo, mấy năm nay Thào A Sụng đã mua cày máy giá 350 triệu vừa làm cho nhà vừa làm thuê.

Đống đậu đỏ làm vụ thêm của nhà anh Sụng. Ảnh: Dương Đình Tường.

Đống đậu đỏ làm vụ thêm của nhà anh Sụng. Ảnh: Dương Đình Tường.

Nó phì phì nhả khói rồi lừng lững đi những đường thẳng tắp trên nông trại mênh mông của anh để lại đằng sau luống đất đen mịn, tơi xốp khiến cho tôi chỉ ước được chạy chân trần trên đó. Cách cái lều nương nhà anh một đoạn là chuồng bò 6 con béo núc ních, con to nhất được lái trả giá tới hơn 30 triệu mà anh vẫn chưa ưng và kề bên là cái chuồng lợn đang xây dở.

Thào A Sụng bảo giống, phân, tiền công mỗi vụ đã được công ty ứng ra trước, tự tay mình làm tất thì lấy cả còn phải thuê thì chia sẻ bớt đi. Năm 2020 riêng nhà anh thu được 23 tấn ngô giống lãi 320 triệu, công cày thuê được 60 triệu, gieo thêm một vụ ngô ngọt thu 8 tấn lãi 30 triệu, một vụ đậu đỏ thu 2 tấn lãi 35 triệu nữa.

Còn Thào A Sáu bảo chưa bao giờ được mùa được giá như thế, vụ rồi trồng hơn 3ha mà thu 18 tấn ngô giống, lãi hơn 200 triệu. Đứa con trai anh định ra giêng sẽ tổ chức cưới, thiếp mời đã in, bò đã mua 1 con giá 20 triệu về để sẵn sàng thịt nhưng do dịch Covid nên đành hoãn. Chú bò đó kêu ậm ò, ve vẩy đuôi đuổi muỗi trong chuồng lúc tôi đến.

Thào A Chua vụ ngô này đã lãi được hơn 40 triệu. Ảnh: Dương Đình Tường.

Thào A Chua vụ ngô này đã lãi được hơn 40 triệu. Ảnh: Dương Đình Tường.

Nhà Thào A Chua - 1 trong 6 hộ nghèo của bản vẫn còn chỉ là nền đất, mái thấp lè tè tăm tối nhưng đã có chiếc xe máy giá ngót 20 triệu dựng ở một góc, cạnh đống bao tải đựng cùi ngô làm chất đốt. Mồ côi cả cha lẫn mẹ, học hết lớp 5 Chua đã phải nghỉ để nuôi một đàn em lít nhít.

Nhớ đến những tháng ngày vay nặng lãi của chủ đầu tư năm nào anh vẫn còn rùng mình, khiếp sợ: “Bố mẹ nợ tiền nên phải gán hết nương cho người ta 4 năm. Không có đất tôi phải đi rẫy cỏ, phun thuốc, bón phân, bẻ ngô thuê, ai nhờ gì làm nấy để trả nợ, 3 năm trước mới xong, được người ta trả lại 1,5ha.

Nhà có 3 anh em trai nên chia mỗi người được 5.000m2. Tôi mượn trâu để làm, chỗ nhiều đất trâu còn cày được chỗ nào nhiều đá người phải cuốc thay trâu. Vừa rồi tôi còn thầu thêm 2ha để làm ngô giống, thu được trên 10 tấn, trừ tất cả còn lãi hơn 40 triệu…”.  

Cứ như lời ông Lộc Mậu Triển - Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp Chiềng Sung khẳng định với tôi rằng Nong Chạy là bản Mông đầu tiên trong cả nước biết sản xuất ngô giống.

Chén rượu đầu xuân ở Nong Sơn    

Vỗ béo cho bò. Ảnh: Dương Đình Tường.

Vỗ béo cho bò. Ảnh: Dương Đình Tường.

Anh Quàng Văn Thắng trưởng bản Nong Sơn - một bản người Thái với 131 hộ ở xã Chiềng Sung kể những gia đình lúc trước phải vay tín dụng đen của các chủ đầu tư thường là mới ra ở riêng hoặc có người thân đau ốm. Anh Đèo Văn Bảng vay 40 triệu sau 4 năm cả gốc lẫn lãi đã vọt lên hơn 100 triệu, trả mãi cũng chưa hết nên bị người ta đến nhà dắt đi con trâu mộng trị giá hơn 50 triệu. Chị vợ chạy theo kêu khóc mãi, bước chân trâu đã nặng, bước chân người còn nghe chừng nặng hơn.

Một trường hợp khác là ông Tòng Văn Kim vay để nuôi lợn thất bát nên phải cho thuê thầu lại nương 7 năm nay vẫn chưa chuộc được về. Buổi trưa mưa bụi lây rây ngày hôm đó tôi đến căn nhà hoang của vợ chồng ông Kim. Cây đào trong sân đã bung nụ, xòe hoa thắm nhưng ổ khóa ngoài cổng đã rỉ sét hết rồi mà chủ nhân vẫn còn đang làm thuê biền biệt tận dưới Hà Nội.

Căn nhà bỏ không của vợ chồng ông Kim. Ảnh: Dương Đình Tường.

Căn nhà bỏ không của vợ chồng ông Kim. Ảnh: Dương Đình Tường.

Lúc trở về thì vợ trưởng bản cùng đứa con gái lớn đi hái chanh leo trên nương cũng kịp về. Chiếc xe tự chế cùng ủng, dép bê bết bùn đất vẫn để ngoài sân chưa kịp ngột rửa mà bóng người đã thấy lui cui ở trong bếp. Bữa trưa được dọn lên với thịt lợn nướng chấm tương ăn cùng cơm nếp.

Sau chén rượu đầu tiên rót tràn, dốc cạn theo phong tục, anh Thắng bảo: “Giờ đây 80% dân bản làm ngô giống liên kết với Công ty Cổ phần Nông nghiệp Chiềng Sung và năm 2020 còn làm vụ ngô ngọt đầu tiên nữa. Trồng ngô ngọt chỉ 75 - 80 ngày rồi bẻ cả bắp nguyên bẹ bán theo hợp đồng với giá 3.500 đồng/kg, không phải lo nghĩ trong khi đó có nhiều hộ trồng ngoài do mưa quá không thu hoạch được nên để già, hạt teo không tư thương nào chịu nhập.

Đổ đi thì tiếc vì tiền giống đã 700.000 - 800.000 đồng/kg nên bà con lấy hạt cho gà ăn, gà chê, cho trâu bò ăn, chẳng hiểu do nhiều chất đạm quá hay sao mà ăn vào 1 con trâu của bản này cùng 4 con trâu, bò ở bản Cao Sơn lăn ra chết. Nhiều cây khác như dong, nghệ, gừng trồng tự do từng có nhà để củ 3 năm dưới đất rồi còn chưa buồn đào lên vì giá hạ”.

Nhà anh vụ rồi bán 12 tấn ngô giống lãi được 150 triệu nên có một cái tết vui. Còn nhà chị hàng xóm tên Lường Thị Xôm bán 35 tấn ngô ngọt, lãi được 80 triệu cũng phấn khởi không kém bởi đã mua được xe máy mới còn gửi được sổ tiết kiệm hơn 60 triệu...

Mưa vẫn lắc rắc thành giọt nhỏ loong toong dưới mái gianh. Bên ngoài, con đường nông thôn mới mở những chuyến xe tải vẫn vào ra để vét nốt số chanh leo cuối mùa. Từ hồi có nó, Chiềng Sung đã có hàng trăm ha đất được chuyển đổi sang cây trồng ăn quả, cho thu nhập gấp đôi, gấp ba, đẩy “những hạt ngô máu” dần lùi xa vào dĩ vãng.   

Năm 2020, tổng sản phẩm của xã Chiềng Sung ước đạt hơn 256 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2016, trong đó thu nhập bình quân đầu người đạt 38,2 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 4,1%.

  • Mua bán rùa quý tràn lan từ 'chợ ảo' đến đời thực
    Phóng sự 27/03/2024 - 08:15

    Thời gian qua, hoạt động mua bán rùa diễn ra công khai tại các cửa hàng thú cưng trên địa bàn thành phố Hà Nội, thách thức các cơ quan chức năng.

  • [Bài 3] Bài toán hóc búa ở tỉnh Khánh Hòa
    Phóng sự 27/03/2024 - 06:02

    Tính toán sơ bộ, muốn ra được Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao ở Khánh Hòa phải “vượt ải” tới... 9 bộ, ngành trước khi trình Chính phủ phê duyệt.

  • [Bài 2] 'Cuộc cách mạng' giữa trùng khơi ở Vân Đồn
    Phóng sự 26/03/2024 - 06:00

    Phong trào thành lập hợp tác xã nuôi trồng thủy sản đang là trào lưu ở Quảng Ninh để đón nhận chính sách giao biển lâu dài, từ đó ổn định kế sách nuôi biển.

  • Nan giải vấn nạn mua, bán rùa trên Internet
    Phóng sự 25/03/2024 - 13:15

    Năm 2023 ghi nhận gia tăng các vụ liên quan đến mua, bán rùa qua mạng xã hội. Do vậy các cơ quan chức năng cần mạnh tay trong việc xử lý vi phạm.

  • [Bài 1] 7 năm trời vật vã xin giấy phép nuôi biển
    Phóng sự 25/03/2024 - 07:30

    'Khát vọng lớn, quyết tâm cao, tuy nhiên những rào cản cơ chế chính sách đang giống như chiếc vòng kim cô siết chặt giấc mơ nuôi biển của chúng tôi vậy', Hải Bình nói.

  • Chuyện ở 'thiên đường đá cỏ' Tân Lập
    Phóng sự 24/03/2024 - 16:40

    Nhắc đến thầy cúng Vàng A Chứ (còn gọi là ông Chứ cúng) thì không chỉ ở Sơn La và một số tỉnh Tây Bắc mà mãi tận bên Lào cũng có người biết.

  • Tinh hoa nghề đậu bạc Định Công
    Phóng sự 22/03/2024 - 11:09

    Sau khoảng thời gian tưởng chừng như thất truyền, đến nay làng nghề đậu bạc Định Công đang chuyển mình nhằm níu giữ lại cái hồn cốt của nghề tinh hoa truyền thống.

  • Rủ nhau đi hái lộc rừng
    Phóng sự 18/03/2024 - 06:00

    Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.

  • Mùa hoa mộc miên
    Phóng sự 15/03/2024 - 06:00

    Mộc miên, loài cây chung thủy với tháng Ba, cứ độ sau xuân lại rạo rực tự đốt cháy mình thắp lửa những góc trời, từ vùng đồng rừng đến những miền quê yên ả…

  • Hang Táu - miền cổ tích còn phong kín
    Phóng sự 12/03/2024 - 06:05

    Hang Táu là một thung lũng được giấu kín giữa bốn bề núi. Trời đất như chừa ra một khoảng đất tương đối bằng phẳng chỉ để cỏ cây khoe sắc...

  • Chuyện giữ rừng giữa biển
    Phóng sự 11/03/2024 - 06:15

    Qua Tết Nguyên đán, vùng đảo Tây Nam Tổ quốc bước vào cao điểm mùa khô, lực lượng chức năng bắt đầu ‘mướt mồ hôi’ với công tác giữ rừng trên các hòn đảo…

  • Bà Xuân 'hủi'
    Phóng sự 08/03/2024 - 08:45

    Từng là giáo viên mầm non nhưng đến nay nữ y tá Nguyễn Thị Xuân đã có gần 40 năm đồng hành cùng những bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm - Bắc Ninh.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Những công trình vá 'lỗ hổng' hệ thống thủy lợi bờ Nam Sông Hậu

Đồng bào bờ Nam Sông Hậu mong chờ âu thuyền Rạch Mọp vận hành ngăn mặn vào cuối 2024, cùng với những công trình đã được đầu tư để khép kín hệ thống thủy lợi.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Hiệu trưởng bắt học sinh đi lao động nếu không dự hội trại có thu phí

THỪA THIÊN - HUẾ Yêu cầu học sinh phải đi lao động nếu không dự hội trại là chưa khoa học, không phù hợp với mục tiêu của hoạt động giáo dục, dễ nảy sinh suy nghĩ nhạy cảm.

Bình luận mới nhất