| Hotline: 0983.970.780

Sông Ba tiếp tục bị "đầu độc"

Thứ Hai 19/09/2011 , 10:18 (GMT+7)

Những nhà máy dọc sông Ba vẫn đang tạm ngừng hoạt động, thế nhưng nước sông thì vẫn tiếp tục bị ô nhiễm.

Cống xả cụm thủy điện An Khê có màu đục, đỏ
NNVN đã có loạt bài viết về sự ô nhiễm nghiêm trọng trên dòng sông Ba, đoạn chảy qua thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai). Sau sự vào cuộc của các ngành chức năng, thêm vào đó là mùa mưa Tây Nguyên đưa nước về nhiều nên đã bớt đi phần nào ô nhiễm, thế nhưng...

Gần một tháng nay, nước sông Ba bỗng nổi màu đục đỏ và có rất nhiều bọt. Ông Trần Văn Thứ, ở phường Tây Sơn (thị xã An Khê), cho biết: "Trước đây, dòng sông này bị ô nhiễm trầm trọng. Sau một thời gian nó có vẻ hồi sinh. Tuy nhiên giờ đây lại có nhiều hiện tượng lạ chưa từng có từ trước đến nay như nước đỏ đục, nổi nhiều bọt bẩn. Chúng tôi không biết nguyên nhân vì sao. Hàng ngàn người dân ở thị xã dùng nước máy được lấy từ sông Ba rất hoang mang, lo sợ”.

Được biết, những nhà máy dọc sông Ba ở thời điểm này chưa hoạt động hoặc đang tạm ngừng hoạt động, thế nhưng nước sông thì vẫn tiếp tục bị ô nhiễm. Gần một ngày, lúc thuê thuyền đi trên sông, khi đi bộ dọc bờ sông Ba để thị sát, chúng tôi nhận thấy dọc sông Ba (đoạn từ thị xã An Khê đến cổng xả nước ra sông Ba của Nhà máy Thủy điện An Khê - Knak - cụm An Khê) nước vẫn một màu đục đỏ và nổi nhiều bọt, mặc dù phía trên đập xả nước của Nhà máy này thì nước vẫn trong.

Trước thực trạng nước sông Ba bị tái ô nhiễm, UBND thị xã An Khê đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên - Môi trường thị xã đi tìm hiểu tình hình. Kết quả kiểm tra cũng trùng với những gì chúng tôi quan sát được. Giải thích vì sao nước sông Ba phía dưới cống xả của Nhà máy Thủy điện An Khê - Knak có màu đục đỏ và nổi nhiều bọt, bà Đặng Thị Yến, Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường thị xã, cho biết: “Nguyên nhân nước sông Ba bị ô nhiễm trong thời gian gần đây, có thể trước đây khi thi công công trình thủy điện, các đơn vị đã dùng máy móc để đào đất đắp đập nên lòng hồ bị cày xới. Khi thủy điện chặn dòng, đất cát bị hòa tan nên dẫn đến hiện tượng nêu trên".

Cùng với đó khi xả nước đập, đơn vị thủy điện chỉ xả ở phần dưới đáy nên đất đá bị cuốn theo làm cho nước sông thêm đục. Phòng Tài nguyên - Môi trường vẫn đang tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân để cùng các bên liên quan tìm biện pháp khắc phục. (Bà Đặng Thị Yến, Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường thị xã An Khê).

Theo tìm hiểu và quan sát của chúng tôi thì phía hạ lưu của cống xả tại cụm Thủy điện An Khê - Kanak, đơn vị thi công đã không đổ nhiều bê tông khi làm đường dẫn nước, dẫn tới nước từ trên cao đổ xuống gây xói mòn và làm cho đất đá trôi theo. Bên cạnh đó lượng nước mà đơn vị này xả ra sông Ba quá ít, theo cam kết là 4m3/giây, vì vậy không đủ để bão hòa lượng đất và cát trôi theo dẫn tới nước sông Ba tiếp tục bị ô nhiễm.

Sông Ba thêm một lần bị ô nhiễm đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân dọc con sông. Theo đó, Nhà máy nước An khê lấy nước từ dòng sông để lọc và phục vụ cho hàng ngàn hộ dân ở thị xã cũng thêm phần khốn đốn. Ông Nguyễn Văn Thi, Phó Ban quản lý Nhà máy nước, cho biết: Thời gian gần đây nước sông Ba tương đối nhiều nên việc lấy nước phục vụ cho quá trình lọc khá thuận lợi. Tuy nhiên do nước bị đục và có màu vàng nên quá trình thực hiện các công đoạn của Nhà máy khó khăn hơn và lâu hơn mới đảm bảo chất lượng.

Vì sao nước sông Ba đoạn dưới cống xả của Nhà máy Thủy điện An Khê - Knak (cụm An Khê) có màu đục và nổi nhiều bọt? Người dân sống dọc sông vẫn đang chờ câu trả lời của các cơ quan chức năng một cách cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời thì sông Ba sẽ thêm một lần bị khai tử, cuộc sống và sinh hoạt của hàng chục ngàn người dân dọc sông sẽ thêm phần bấp bênh, khó khăn.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất