| Hotline: 0983.970.780

Sống chậm giữa biển sen

Thứ Năm 06/08/2015 , 06:15 (GMT+7)

Một triền đê tre xanh tỏa bóng mát, một dải sen bát ngát tận chân trời, một biển hương thơm mát xa đưa. Có lẽ không ở đâu trên đất Bắc này sen lại có nhiều như ở Minh Phượng (huyện Tiên Lữ, Hưng Yên).

Trồng sen chân truyền

Trong trí nhớ của anh Trịnh Đức Bắc thì bố mình, ông Trịnh Đức Hanh là người trên 60 năm chìm đắm với nghề sen.

 Minh Phượng vốn là một vùng đất trũng giáp đê sông Luộc nên cực hợp với loài thủy sinh này. Thời hợp tác với lại cơ khí hóa “toàn cuốc”, thửa ruộng nào dù rộng hay hẹp cũng phải vào HTX nhưng đầm phá thì không.

Ông Hanh đấu thầu những dãy đầm đấy để trồng sen lấy hạt. Khi dân làng đói vàng mắt nhưng mấy đứa con nhà ông không bao giờ biết đến cảm giác hạt cơm độn nó ngắc ngứ nơi cổ họng ra sao cũng nhờ sen…

Năm 1969 ông xây ngôi nhà mái ngói hiên tây đầu tiên trong xã khi làng trên, xóm dưới ngoảnh đi, ngoảnh lại đều lụp xụp nhà tranh vách đất.

Một cân hạt sen khô hồi đó bán ngang giá với cả yến thóc. Gia đình nào có tấn thóc trong nhà đã là kinh nhưng mỗi vụ sen ông Hanh có trong tay cả tấn hạt.

Khác với cấy lúa bấp bênh, cấy sen hầu như chẳng mất khi thất bại, chỉ có thu nhiều hay ít mà thôi. Cây sen đã đi hết cuộc đời ông Hanh rồi đến đời người con trai là anh Bắc, con rể là anh Ca.

Xưa chỉ có thùng vũng, ngòi lạch mới trồng cấy được sen còn giờ đây người ta trồng sen ở cả chân ruộng cao với mức đấu thầu 700.000đ/sào/năm.

Ở đó, phải đắp bờ giữ nước mưa lúc đương mùa, phải bơm nước vào những khi trời khô hạn. Chỉ 50- 60cm nước là đủ để thả sen nhưng cứ phải sâu 1-1,5m nước sen mới thực tốt.

Những đầm sen cứ thế mà thành hình. Cao điểm nhất có lúc anh Bắc sở hữu tới 7 ha sen. Say nghề đến mức, vợ chồng bán cả ngôi nhà trong làng đi để lập một mái ấm nho nhỏ ngoài bờ đầm, ngày đêm lộng gió mát, ngát hương sen.

10-16-03_dsc_0220

Ba lao động chính của gia đình sống cả trong đó. Khí hậu năm nay thất thường. Sen lên sớm nhưng đã chuẩn bị tàn, sản lượng thu về chưa đầy một nửa (mọi năm năng suất 30kg hạt/sào giờ chỉ còn 15kg/sào).

Mùa đông những thân sen tàn rồi chết đi chỉ còn củ vùi sâu dưới bùn đen tìm hơi ấm. Lập xuân về, sen củ nảy thành sen trang, lá chỉ là là mặt nước chứ chưa vươn lên cao, trông giống hệt cây trang dưới đầm phá.

Đó cũng là thời điểm thích hợp để cấy sen vào địa điểm mới hoặc dặm vào nơi năm cũ còn thưa cây.

Muốn lấy được sen trang người ta phải thọc tay ngập sâu đến tận khuỷu lần tìm từng gốc mà nhấc lên. Trên trời mưa bụi lây phây, ở dưới mặt người giáp mặt bùn, toàn thân run lẩy bẩy.

Chưa kể chẳng may móc tay vào mảnh thủy tinh hay mảnh ốc bươu vàng, máu đỏ nhòa trong bùn đen. Tháng tư sen mọc lá, vươn cao trên mặt nước thành cây.

Tháng năm ra nụ, nở hoa thành đài. Kỳ thu hạt kéo dài chừng ba tháng. Lúc này người coi đầm phải đặc biệt canh phòng lũ chuột.

Đám gặm nhấm này ăn tuốt từ nụ, hạt đến đài sen. Chúng có một kế sách rất thông minh, đỡ tốn công là leo ngang lưng cây khiến đài sen ngả xuống vì nặng rồi điềm nhiên ngồi lên trên đó mà thưởng hạt.

Khi hết, chuột lại bơi sang tấn công một đài sen khác bằng một cách tương tự. Mỗi buổi tối, một con chuột có thể xơi tới vài chục nụ hoặc đài sen. Sức phá hoại quả thật khủng khiếp so với trọng lượng cơ thể.

Bù lại, chuột sen đang dần trở thành đặc sản. Giống này rất tinh ranh, đặt cạm, đánh thuốc kiểu gì cũng không mấy khi được mà chỉ chịu thúc thủ quy hàng trước mùi vị không gì cưỡng lại của hạt sen.

Mùa đông chuột ở trong hang nên rất hôi nhưng sang hạ toàn ngồi trên lá sen, ăn hạt sen, tắm nước đầm sen, thịt thơm ngon khác lạ. Đó cũng là lúc người ta đánh cạm chuột bằng những hạt sen.

Chuột thui vàng qua rơm nếp rồi hấp với lá chanh, ép khô nước đi thì chỉ có mà tốn... rượu.

Hít hương sen, thưởng sương ngọt

Tương tự như anh Bắc, anh Nguyễn Văn Ca đã 30 năm gắn bó với nghề. Anh chính là con rể của ông Trịnh Đức Hanh.

10-16-03_dsc_0232
Mênh mông biển sen

Cưới xong anh được ông hồi môn cho một đầm sen nho nhỏ. Trận bão kinh hoàng năm 1985 với lượng mưa trên 500mm đã phụ hết công người. Sen tuy không bị ngập nhưng lá dập, hoa tan, đài đui, mất mùa lớn.

Tay trắng, anh Ca quẫn trí bỏ đầm đi chạy công nông rồi làm đủ nghề khác nhưng cuối cùng vẫn không thể cưỡng lại cái duyên nghiệp với sen.

Anh bảo: “Thời bao cấp chúng tôi bán hạt sen tươi cho cánh lái buôn xuống Hải Phòng để giới lắm tiền ăn chơi. Cũng như quả nhãn, hạt sen dù đất nước có đói nhưng vẫn có tầng lớp biết thưởng thức nên không mấy khi ế, đầu ra rất yên tâm…”.

Hiện anh có trên 2 ha đầm cùng với hàng chục người nhà, người làng nữa lập nên một vùng sen mênh mông vài chục mẫu ven bờ sông Luộc.

Sen được trồng nhiều ở đây là giống sen hồng lấy hạt chứ không phải sen trắng, sen xanh để thưởng hoa.

Người làng cứ thuận theo tự nhiên chỗ nào sâu nước, nhiều bùn thì trồng sen và không mấy khi phải phun thuốc (mà dù có phun cũng không mấy khi tác dụng vì nước đổ lá sen cũng như lá khoai mà thôi).

Bùn có sạch thì sen mới lên. Cái này có hẳn một minh chứng sống động là đầm nhà anh Trịnh Đức Tuấn. Anh này từng cho một hộ chăn nuôi nối ống thoát bể biogas vào, ngỡ là tốt sen nhưng cuối cùng lại lụi.

Không theo trà, theo vụ nên chẳng có thứ máy móc nào hái nổi sen mà chỉ có sức người. Chỗ nông thì lội, chỗ sâu phải đi thuyền, đám thợ sen với chân tất, tay găng, quần áo bảo hộ dày cộm để tránh gai sen cào rớm máu, sốt ngây ngấy vài ngày mới lành.

Đêm xuống đầm sen không điện, chỉ thắp đèn dầu hay bật đèn pin ngồi khề khà chuyện trên giời, dưới bể. Chẳng kèn cựa, chẳng tranh đua. Làn gió thơm. Hơi thở thơm. Lời nói sao mà xấu được?

Mồ hôi người hái rịn ra cũng được ướp cả hương thơm dịu ngọt. Sen hái về, tẽ, phơi rồi thuê người chặt bóc lấy hạt. Việc làm tốn công và tỉ mẩn này chủ yếu do cánh phụ nữ và trẻ con đảm trách, trung bình mỗi ngày cũng được 50-70.000đ thù lao.

Vẫn có nhà ở trong làng nhưng anh Ca chẳng thích bằng ở ngoài đầm sen. Nơi đó anh làm hai túp lều, một để ở, một để bóc hạt. Nhịp sống chậm mà bình yên.

Đến bữa thì ăn, đến giấc thì ngủ. Chán thức ăn ngoài chợ thì đơm đó, nhấc vó hay thả câu chơi, tự kiếm ít tép rang khô, nồi canh cua hoặc âu cá lẹp.

Trồng sen hại cá không hẳn sai nhưng những loại cá đen như cá quả, cá rô, cá trê có thể sống tốt trong hồ. Chúng ăn nhị, hạt sen rụng nên rắn chắc, thơm chẳng khác thịt gà.

10-16-03_dsc_0230
Thu hoạch sen hạt

Những hôm nực trời, anh Ca cứ mắc võng ra ngoài trời mà ngủ. Từ tháng năm đến tháng tám âm lịch chỉ có sương lành nên nằm ngủ bên ngoài cũng tốt.

Người làng đến chơi thả vội vài nhúm trà vào bông hoa sen rồi lấy lạt buộc lại. Thong thả nhen lửa đun nước. Khi nước trong siêu sủi bọt cũng là lúc trà đã ngấm hương. Đó là trà sen chính hiệu.

Tuy nhiên thứ trà này còn thua xa loại trà pha bằng thứ nước hứng sương ngọt đọng lại trên lá sen. Hứng 20-30 lá là đủ pha đôi ấm trà (trà để nguyên không cần ướp thêm hương sen). Không loại trà nào tuyệt hảo bằng thứ sương ngọt kết tinh trên lá sen này cả.

  • Mua bán rùa quý tràn lan từ 'chợ ảo' đến đời thực
    Phóng sự 27/03/2024 - 08:15

    Thời gian qua, hoạt động mua bán rùa diễn ra công khai tại các cửa hàng thú cưng trên địa bàn thành phố Hà Nội, thách thức các cơ quan chức năng.

  • [Bài 3] Bài toán hóc búa ở tỉnh Khánh Hòa
    Phóng sự 27/03/2024 - 06:02

    Tính toán sơ bộ, muốn ra được Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao ở Khánh Hòa phải “vượt ải” tới... 9 bộ, ngành trước khi trình Chính phủ phê duyệt.

  • [Bài 2] 'Cuộc cách mạng' giữa trùng khơi ở Vân Đồn
    Phóng sự 26/03/2024 - 06:00

    Phong trào thành lập hợp tác xã nuôi trồng thủy sản đang là trào lưu ở Quảng Ninh để đón nhận chính sách giao biển lâu dài, từ đó ổn định kế sách nuôi biển.

  • Nan giải vấn nạn mua, bán rùa trên Internet
    Phóng sự 25/03/2024 - 13:15

    Năm 2023 ghi nhận gia tăng các vụ liên quan đến mua, bán rùa qua mạng xã hội. Do vậy các cơ quan chức năng cần mạnh tay trong việc xử lý vi phạm.

  • [Bài 1] 7 năm trời vật vã xin giấy phép nuôi biển
    Phóng sự 25/03/2024 - 07:30

    'Khát vọng lớn, quyết tâm cao, tuy nhiên những rào cản cơ chế chính sách đang giống như chiếc vòng kim cô siết chặt giấc mơ nuôi biển của chúng tôi vậy', Hải Bình nói.

  • Chuyện ở 'thiên đường đá cỏ' Tân Lập
    Phóng sự 24/03/2024 - 16:40

    Nhắc đến thầy cúng Vàng A Chứ (còn gọi là ông Chứ cúng) thì không chỉ ở Sơn La và một số tỉnh Tây Bắc mà mãi tận bên Lào cũng có người biết.

  • Tinh hoa nghề đậu bạc Định Công
    Phóng sự 22/03/2024 - 11:09

    Sau khoảng thời gian tưởng chừng như thất truyền, đến nay làng nghề đậu bạc Định Công đang chuyển mình nhằm níu giữ lại cái hồn cốt của nghề tinh hoa truyền thống.

  • Rủ nhau đi hái lộc rừng
    Phóng sự 18/03/2024 - 06:00

    Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.

  • Mùa hoa mộc miên
    Phóng sự 15/03/2024 - 06:00

    Mộc miên, loài cây chung thủy với tháng Ba, cứ độ sau xuân lại rạo rực tự đốt cháy mình thắp lửa những góc trời, từ vùng đồng rừng đến những miền quê yên ả…

  • Hang Táu - miền cổ tích còn phong kín
    Phóng sự 12/03/2024 - 06:05

    Hang Táu là một thung lũng được giấu kín giữa bốn bề núi. Trời đất như chừa ra một khoảng đất tương đối bằng phẳng chỉ để cỏ cây khoe sắc...

  • Chuyện giữ rừng giữa biển
    Phóng sự 11/03/2024 - 06:15

    Qua Tết Nguyên đán, vùng đảo Tây Nam Tổ quốc bước vào cao điểm mùa khô, lực lượng chức năng bắt đầu ‘mướt mồ hôi’ với công tác giữ rừng trên các hòn đảo…

  • Bà Xuân 'hủi'
    Phóng sự 08/03/2024 - 08:45

    Từng là giáo viên mầm non nhưng đến nay nữ y tá Nguyễn Thị Xuân đã có gần 40 năm đồng hành cùng những bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm - Bắc Ninh.

Xem thêm
Phát triển Tiền Giang với '1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh'

TIỀN GIANG Theo Thủ tướng, tinh thần 'ba cùng' là 'cùng lắng nghe, thấu hiểu', 'cùng sẻ chia tầm nhìn và hành động', 'cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển'.

Những công trình vá 'lỗ hổng' hệ thống thủy lợi bờ Nam Sông Hậu

Người dân bờ Nam Sông Hậu mong chờ âu thuyền Rạch Mọp vận hành ngăn mặn vào cuối 2024, cùng với những công trình đã được đầu tư để khép kín hệ thống thủy lợi.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Đê Đông xuống cấp, xâm nhập mặn uy hiếp ngàn ha đất canh tác

Bình Định Tràn Dương Thiện thuộc hệ thống đê Đông dài 250m, có nhiệm vụ ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp giờ đã như ‘răng rụng’.

Bình luận mới nhất