| Hotline: 0983.970.780

"Sông" của Nguyễn Ngọc Tư

Thứ Tư 26/09/2012 , 10:29 (GMT+7)

Với gần 300 trang, “Sông” kể về nhân vật chính cùng hai chàng trai dân “phượt” trong hành trình khám phá sông Di.

Sau "Cánh đồng bất tận", không ít người cho rằng Nguyễn Ngọc Tư khó vượt qua đỉnh cao ấy, nhưng rõ ràng ở tiểu thuyết "Sông" đã cho thấy sức sáng tạo không mệt mỏi của một cây bút còn đầy nội lực.

Với gần 300 trang, “Sông” kể về nhân vật chính cùng hai chàng trai dân “phượt” trong hành trình khám phá sông Di. Mỗi người một gương mặt, một số phận với những câu chuyện thực ảo pha trộn trong suốt cuộc hành trình, theo từng khúc, từng đoạn của dòng sông Di và ngoái lại nhẩn nha bộc lộ mình.


Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư và tiểu thuyết đầu tay "Sông"

Nhân vật chính với danh xưng “cậu” bỏ lại sau lưng mối tình đồng tính vừa kết thúc do người yêu cưới vợ, bỏ lại công việc ở một Cty truyền thông, đi tìm quên với lý do viết một cuốn sách về sông Di do sếp đặt hàng kèm lời nhắn gửi tìm giúp dấu vết cô người tình tên Ánh, một người đã đi sông Di trước đó rồi không trở về.

Ở cuối tác phẩm, khi chưa đến thượng nguồn sông Di, “cậu” đã quyết định kết thúc hành trình nơi rốn Túi, một rốn nước "mười người ra chín người mất" của sông Di, cùng những người đồng hành.

Theo nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Ngọc Tư có tài viết những chuyện bình thường, giản dị nhưng không đơn giản. Trong “Sông” vẫn là không gian sông nước quen thuộc trong những sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. Với việc cho nhân vật ra đi men theo dòng sông, Nguyễn Ngọc Tư đã làm được hai việc: vừa phản ánh hiện thực, kể, tả về những vùng đất dọc hành trình vừa men theo dòng chảy tâm trạng để nhân vật bộc lộ mình. Từng chương, từng chương của “Sông” hiện lên như những truyện ngắn. Lối viết nhẩn nha, dẫn dụ tạo nên sự hấp dẫn từ những mảng miếng tưởng như rời rạc, chắp vá, câu chuyện dần mở ra theo từng trang sách. “Sông” như đời người với những khúc quanh...

Viết một cách hồn nhiên, chân thành, nghiệp viết như mối duyên tiền định với Nguyễn Ngọc Tư, đến nỗi chị bảo mình không làm việc gì tốt hơn nghề viết. Và ở “Sông”, chị đã thực hiện một cuộc hành chính đi tìm chính mình, cho dù có vất vả, mệt mỏi nhưng để tìm ra được mình, biết mình cần gì, làm gì là điều cần nhất.

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976, tại Cà Mau. Những tác phẩm của chị được công chúng yêu thích như: "Ngọn đèn không tắt" (2000), "Ông ngoại" (2001), "Biển người mênh mông" (2003), "Giao thừa" (2003), "Nước chảy mây trôi" (2004), "Cái nhìn khắc khoải", "Sầu trên đỉnh Puvan" (2007), "Cánh đồng bất tận" (2005), "Yêu người ngóng núi", "Khói trời lộng lẫy" (2010)... và nhiều tản văn khác.

Trong đó, tác phẩm nổi tiếng nhất của chị là tác phẩm "Cánh đồng bất tận," đã nhận được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2006 và được dựng thành phim truyện nhựa cùng tên.

“Sông” là tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư do NXB Trẻ phát hành. NXB Trẻ in đợt đầu 5000 bản cho bìa sách mềm và 1000 bản sách bìa cứng (không tái bản bìa cứng)

Chia sẻ về những tác phẩm của mình, Nguyễn Ngọc Tư bảo công chúng nhắc tới Nguyễn Ngọc Tư là nhắc tới “Cánh đồng bất tận”, và người ta đòi hỏi chị phải viết như “Cánh đồng bất tận”. “Như vậy là trái quy luật tự nhiên, như cây đến mùa thu phải thay lá, quả trên cành đến mùa chín phải rụng. Mọi người ai cũng muốn tôi như quả nhựa, cứ xanh mãi trên cành thì rất khổ tâm. Tôi nghĩ có những ánh hào quang, mình cần phải bước qua và sống thật với chính mình...", Nguyễn Ngọc Tư chia sẻ.

Nguyễn Ngọc Tư giống như những trang viết của chị, không son phấn, không điệu đà. Ngay cả cách nói chuyện cũng vậy: ngắn và không vòng vo.

Nhiều ý kiến cho rằng, với cách viết miêu tả hiện thực nhưng lại được xử lý theo kiểu “hư ảo” như ở tiểu thuyết “Sông”, có lẽ tác phẩm sẽ không làm mích lòng ai ngoài đời nhưng sẽ khiến người đọc phải suy ngẫm. Hành trình đi tìm lại con người thật của Ân, khao khát hạnh phúc của Xu, sự nổi loạn của San, vẻ buông xuôi của Tú và niềm riêng của biết bao nhiêu con người trong tác phẩm cũng có thể là của chung cho những thân phận người trong thế giới hôm nay.

Chắc chắn, từ "Sông", Nguyễn Ngọc Tư sẽ tiếp tục hành trình khắc họa những dằn vặt, những khao khát của con người trong cuộc sống vốn không giản đơn.

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm