| Hotline: 0983.970.780

"Sống cùng lịch sử" làm gì để hấp dẫn?

Thứ Ba 03/12/2013 , 10:32 (GMT+7)

"Sống cùng lịch sử" là bộ phim được thực hiện nhằm chào mừng Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ...

"Sống cùng lịch sử" là bộ phim được thực hiện nhằm chào mừng Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với đạo diễn Nguyễn Thanh Vân (ảnh), khi bộ phim đang được thực hiện.

“Sống cùng lịch sử” chắc chắn sẽ nhận được sự quan tâm của đông đảo nhân dân. Ông có cách gì để một bộ phim lịch sử trở nên hấp dẫn?

Nội dung phim cũng đơn giản, đó là có một nhóm thanh niên đi “phượt”, đã có những khám phá lịch sử về vùng đất Tây Bắc, cụ thể hơn đó chính là về Chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây là sự khám phá, trải nghiệm, cũng như sự tìm hiểu về Điện Biên Phủ của các bạn trẻ, mà trong một chừng mực nào đó, chiếm một tỷ lệ khá lớn trong xã hội hiện nay không biết sự kiện gây chấn động địa cầu. Vì vậy đây là bộ phim mang nhiệm vụ nhắc lại cho các bạn trẻ nhớ, và quan tâm đến lịch sử, một sự kiện lớn của dân tộc.

Một điểm mới trong bộ phim này khi tôi làm, mà nếu như ở các phim nước ngoài thì đây không phải là điều mới, nhưng với các phim của Việt Nam lại khác. Đó là thủ pháp đồng hiện, tức là các bạn trẻ khi đến vùng đất đó khám phá đã không chỉ thể hiện ở trong vai trò người quan sát, mà các bạn trẻ còn tự đặt mình trong vai trò của những người như nhân công, người lính, y tá… nghĩa là các bạn trẻ nghĩ rằng các bạn trẻ chính là những người trực tiếp trong cuộc chiến lịch sử, trong đời của chiến dịch 56 ngày đêm. Tôi cho đó là cách đặt vấn đề rất mới mẻ với cách làm phim của Việt Nam.

Bộ phim được làm rất vội cho kịp tiến độ kỷ niệm 60 năm chiến dịch Điện Biên Phủ. Ông cảm thấy thế nào khi phải chạy đua với thời gian?

Cách làm này cần có sự thay đổi. Theo tôi nghĩ, nên có sự xuất phát sớm từ xây dựng dự án, cho đến lúc thực hiện nó. Hầu như tất cả các phim lịch sử chúng ta đều biết, xuất phát phim không muộn nhưng vận hành bộ phim như duyệt kịch bản, kinh phí giai đoạn sản xuất và đặc biệt là gần ngày lễ, lúc nào cũng ở tình trạng vội vã.

Tôi được biết, hầu như chưa có phim nào thong dong bắt đầu sản xuất, trong khi phần thời gian làm dự án bị kéo dài, từ duyệt kịch bản, đến duyệt kinh phí. Vì vậy theo tôi, nên có vận hành quy hoạch lâu dài, để những nhà làm phim có thể có sự chuẩn bị dài hơi hơn.

Phim nói về Chiến dịch Điện Biên Phủ thì hình ảnh, cũng như cuộc đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn gắn liền. Tuy nhiên, khi bộ phim đang thực hiện thì diễn ra Quốc tang của Đại tướng, vậy điều này có ảnh hưởng gì không khi thực hiện bộ phim?

Đúng là khi nói đến Chiến dịch Điện Biên Phủ không thể không nói đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Khi Đại tướng chưa mất, trong kịch bản đã có một phần rất quan trọng nói về Đại tướng. Tuy nhiên, khi Đại tướng mất thì tang lễ của Đại tướng đã phần nào tác động đến hướng của câu chuyện, và điều đó tôi cũng như ê-kíp đã phải tìm hướng giải quyết, nhưng giờ tôi nói ra thì lộ hết bí mật, nên xin lỗi để đến khi mọi người xem sẽ biết được câu chuyện đã giải quyết như thế nào.

Ngoài hình ảnh Đại tướng thì những anh hùng như Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót… sẽ là đại diện cho hàng ngàn người lính vô danh khác cũng có những chiến công lừng danh sẽ được các bạn trẻ tiếp cận những điểm sáng nhất trong lịch sử. Bởi khi tôi tham gia sâu vào làm phim về lịch sử, tôi thấy những người lính, chiến sĩ vô danh đó cũng có những chiến công lừng danh không kém gì những vị anh hùng kia.

Được biết, ông đã không chọn diễn viên Mai Nguyên (người nhiều lần vào vai Đại tướng) mà chọn một diễn viên mới. Anh có thể cho biết lý do nào khiến ông lại chọn người khác?

Tôi cũng đã hợp tác với diễn viên Lâm Tùng, diễn viên Nhà hát Kịch Việt Nam trong một vài phim trước đó, và tôi thấy ngoài chuyện Lâm Tùng có những nét giống với Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở bề ngoài, tôi còn nhìn thấy sự nhẹ nhàng, lối sống tác phong của bạn ấy chỉn chu, dường như thông qua bạn ấy, tôi nhìn thấy hình ảnh thương người lính, gần gũi, quan tâm tới người lính của Đại tướng, cho dù đây là lần đầu tiên Lâm Tùng đóng vai Đại tướng.

Một lý do nữa mà tôi quyết định chọn Lâm Tùng, trước đây vai Đại tướng hay giành cho diễn viên Mai Nguyên của Nhà hát Kịch quân đội, thì tôi nghĩ, cũng nên có sự thay đổi dưới cái nhìn của mỗi người về hình ảnh Đại tướng. Không nhất thiết phải theo thói quen, tôi thích diễn viên mới này đóng bởi muốn mọi người nhìn thấy ở Đại tướng không phải chỉ hùng dũng mà còn toát lên vẻ đẹp nhân văn nhiều hơn.

Ở bộ phim này, tôi tập trung vào con người, tinh thần thời đại của dân tộc mình, còn việc mô phỏng lịch sử, tôi chỉ có thể nói là chúng tôi cố gắng mô tả một cách chân thật nhất.

Chính xác khi nào thì bộ phim được ra mắt, thưa ông?

Gần như là lệnh ngày 15/4/2014, chúng tôi phải nộp phim và chắc chắn sẽ chiếu trong dịp Kỉ niệm 60 năm Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Xin cám ơn ông!

Xem thêm
Vợ NSND Công Lý phẫn nộ khi chồng bị tung tin đồn xấu

Vợ nghệ sĩ Công Lý đã vô cùng bức xúc và phải lên tiếng làm rõ trước thông tin giả đang được lan truyền trên mạng thời gian gần đây.

Nhận định Wolves vs Arsenal: Pháo thủ trút giận?

Trận đấu giữa Wolves vs Arsenal trong khuôn khổ vòng 34 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 20h30 ngày 20/4/2024 trên sân vận động Molineaux. 

HLV Hoàng Anh Tuấn: 'U23 Việt Nam hướng đến kết quả tốt nhất trước Malaysia'

U23 Việt Nam đã hoàn tất sự chuẩn bị trước lượt trận thứ hai gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm