| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 10/10/2011 , 09:52 (GMT+7)

09:52 - 10/10/2011

Sòng phẳng với người tiêu dùng

Những tranh cãi nảy lửa xung quanh cơ chế điều hành giá xăng dầu trong nước vẫn chưa lắng xuống thì trong thời gian gần đây, giá xăng dầu thành phẩm liên tục giảm. Vậy mà giá bán lẻ trong nước vẫn giữ nguyên.

Những tranh cãi nảy lửa giữa Bộ Tài chính và Bộ Công thương xung quanh cơ chế điều hành giá xăng dầu trong nước vẫn chưa lắng xuống thì trong thời gian gần đây, giá xăng dầu thành phẩm liên tục giảm. Vậy mà giá bán lẻ trong nước vẫn giữ nguyên.

Đại diện các ông lớn, trong đó có TCty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) biện bạch rằng: “Thời gian qua, chúng tôi gần như không kiến nghị gì với các bộ, ngành về mức tăng, giảm giá xăng dầu. Hiện người “nắm giữ” (điều hành) thị trường xăng dầu là Bộ Tài chính, Bộ Tài chính bảo tăng thì chúng tôi tăng, nói giảm chúng tôi giảm”.

Trong khi đó, thông tin tại trang web của Petrolimex khẳng định: Tính trong vòng 30 ngày của tháng 9/2011 so với tháng 8/2011, dầu WTI là 85,97USD/thùng, giảm 0,39USD/tháng (tương đương 0,46%), dầu Brent là 109,46USD/thùng (giảm 0,43USD/thùng (tương đương 0,39%); tương tự tại thị trường Singapore - thị trường cung cấp giá tính giá cơ sở của VN, giá các loại xăng A92, dầu hỏa, diesel, madút... biến động nhẹ hình sin theo xu hướng giảm.

Theo các chuyên gia kinh tế trong nước, nếu tính toán theo Nghị định 84, thời gian tối đa giữa 2 lần giảm giá là 10 ngày thì kể từ ngày giảm giá gần nhất (26/8), giá NK dầu hỏa và dầu DO liên tục giảm, chí ít có thể giảm tương ứng giá trong nước khoảng 1.000 đồng/lít.

Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ, dù có Nghị định 84, song giá xăng dầu đâu có vận hành theo nghị định này! Đã  hơn một lần, cơ quan quản lý, kể cả DN đầu mối NK xăng dầu, đã để vuột khỏi tay cơ hội giảm giá bán lẻ trong nước. Điều này đã được chính một vị lãnh đạo của Petrolimex thừa nhận. Cũng theo một chuyên gia trong ngành tài chính, dù có cơ hội giảm, song không hiểu sao, liên Bộ lại không giảm mà thay vào đó là tăng thuế, tăng trích Quỹ bình ổn?

Đơn cử như hồi tháng đầu tháng 6, các DN đã lãi tới 900 đồng/lít đối với xăng. Bấy giờ, thuế NK cả 4 mặt hàng xăng dầu đều đang ở mức 0%, quỹ bình ổn giá xăng dầu đều đang âm. Trong bối cảnh đó, đã có ý kiến trong Liên bộ đưa ra chỉ nên tăng 2% thuế NK dầu diesel và dầu hỏa. Mức này tương đương sẽ chiếm mất 500 đồng/lít trong phần lãi, còn lại 400 đồng/lít đưa vào Quỹ bình ổn giá xăng dầu. “Thực ra, lúc đó chi phí cho 1 lít xăng dầu NK về Việt Nam so với thời điểm này cũng không khác nhau là mấy”, vị này chia sẻ.

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, khó có thể “ép” nổi DN xăng dầu giảm giá bán lẻ, bởi lẽ DN tất yếu vì lợi nhuận nên không có động lực để chủ động giảm giá.

Trên thực tế, khi triển khai thực hiện Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu, cả các cơ quan quản lý và DN đầu mối, các chuyên gia kinh tế đều nhìn thấy có quá nhiều bất cập. Một chuyên gia kinh tế cho rằng, để đảm bảo ổn định mặt bằng giá, thời gian qua, Nghị định 84 có lúc đã không được thực thi. Nhà nước thực tế là đã can thiệp vào giá thông qua các công cụ tài chính làm cho hệ thống giá xăng dầu trong nước bị bóp méo. Do vậy, cơ quan quản lý thường không thể cùng nhịp với thị trường. Nghĩa là sẽ tăng trước một bước nhưng giảm chậm nhiều bước.

Nhiều ý kiến bình luận, hiếm có nơi nào trên thế giới, ngay cả ở những nước chủ yếu sống bằng việc khai thác và XK dầu mỏ, mà giá xăng dầu lại chứa nhiều ẩn số và cả nghịch lý như ở Việt Nam. Mỗi khi giá xăng dầu tăng đều trực tiếp và gián tiếp khởi động một vòng xoáy lạm phát đan xen phức tạp.

Giá xăng dầu phản ánh sự minh bạch, cũng như sự lành mạnh trong cơ chế thị trường của Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi; đồng thời còn là thước đo và ảnh hưởng đến uy tín, cũng như hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về KT-XH. Với thị trường, giá xăng dầu giảm sẽ có tác dụng rất tích cực trong việc giảm nhiệt bức xúc dư luận. Như vậy, Nhà nước cũng cần “sòng phẳng” với người tiêu dùng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm