| Hotline: 0983.970.780

Sống thấp thỏm trên di tích

Thứ Hai 07/10/2013 , 10:22 (GMT+7)

Gần 1.000 hộ dân vẫn phải sống thấp thỏm trên khu vực thượng thành - eo bầu của Hoàng thành Huế (TT-Huế) trong sự nhếch nhác, tạm bợ.

Gần 1.000 hộ dân vẫn phải sống thấp thỏm trên khu vực thượng thành - eo bầu của Hoàng thành Huế (TT-Huế) trong sự nhếch nhác, tạm bợ. Sự “kẹt lại” của họ trên di tích hơn mấy chục năm qua, trong đời sống khó khăn đã gây mất mĩ quan cho quần thể di tích Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.

Nỗi lo nhà sập

Những hộ dân sống trên khu vực thượng thành - eo bầu hầu hết đã lên ở đây từ lâu, có hộ ở trước giải phóng năm 1975. Họ lên “chiếm đất” rồi làm ăn sinh sống, sinh con đẻ cái, tách hộ cũng ở những căn nhà liền kề, lụp sụp vá chằng chịt. Trong khi đó, đời sống của mấy nghìn con người ở đây chủ yếu dựa vào nghề bốc xếp, đạp xích lô nên thu nhập bấp bênh, đời sống khó khăn, họ không có khả năng cải tạo, xây dựng lại nhà, mà có cải tạo cũng không cho phép vì ở đây thuộc Khu vực I của di tích, được bảo vệ nghiêm ngặt.

Cụ Phan Văn Hát (85 tuổi, sống ở khu vực thượng thành) than thở: “Tui sống hơn 60 năm tại khu vực này rồi, bao mùa mưa bão đi qua, cứ đến tháng 9/10 hằng năm là nơm nớp lo sợ bão sập nhà, phải chằng chống nhà cửa. Nằm trong nhà mà mưa thấu mặt, ướt như chuột lột. Bao nhiêu năm rồi, tui chỉ mong được tái định cư (TĐC) như bao hộ dân khác, để con cháu có chỗ ở đàng hoàng”.


Người dân khu vực thượng thành với cuộc sống tạm bợ, nhếch nhác mấy chục năm qua

Tâm trạng của cụ Hát là nguyện vọng chung của hơn 1.000 hộ dân còn “kẹt lại” trên di tích. Hầu hết các hộ dân đều mong muốn chính quyền thành phố có chính sách đền bù thỏa đáng, giải tỏa, TĐC sớm trước mùa mưa bão những năm tới. Bởi, theo thống kê, tại khu vực thượng thành, eo bầu khi thực hiện giải tỏa, bố trí quỹ đất để cấp nhà ở, nhiều hộ dân ở khu vực này có diện tích bị thu hồi khá lớn. Cụ thể, có 3 hộ có diện tích đất bị thu hồi trên 500 m2, 6 hộ bị thu hồi trên 400 m2 và một hộ khác có diện tích đất bị thu hồi trên 200 m2.

Bà Nguyễn Thị Mai (sống tại khu vực gần cửa Thượng Tứ) bức xúc: “Trong mấy năm qua, dù đã đi họp, kiến nghị không biết bao nhiêu lần nhưng đâu lại vào đấy cả. Cả gia đình tui sinh sống ở đây đã mấy chục năm rồi, giờ mong muốn duy nhất là được Nhà nước cho TĐC, không đến mùa mưa bão quá cơ cực luôn”.

Hai mươi năm trước, khi quần thể Di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, khu vực thượng thành - eo bầu trở thành khu vực I di tích, với quy định bảo vệ nghiêm ngặt. Từ đó, người dân ở đây phải chịu cảnh nhà ở dột nát, xuống cấp mà không được sửa chữa, cơi nới.


Mái tôn dột nát, chỉ chờ sập

Hiện có gần 1.000 hộ dân sống trên khu vực này đang rơi vào tình cảnh “đi cũng dở ở không xong”. Được biết, mới đây, tỉnh TT-Huế tiếp tục giao cho UBND TP Huế xây dựng 3 khối chung cư 4 tầng ở phường Hương Sơ, với tổng vốn đầu tư 50 tỷ đồng, nhằm giải quyết chỗ ở cho hơn 120 hộ dân sống trên di tích ở phường Thuận Lộc và Thuận Hòa nằm trong diện giải tỏa. Thế nhưng, đến nay khi các khối chung cư đã xây dựng xong, nhưng việc giải tỏa cho các hộ dân sống ở khu vực trên vẫn vướng phải những bất cập chưa được tháo gỡ.

Còn phải chờ…

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Đình Cáng, Giám đốc Ban đầu tư và Xây dựng TP Huế, cho biết: “Nhằm bố trí TĐC cho các hộ dân sống trên khu vực di tích, thời gian qua, thành phố đã xây dựng được 3 khối chung cư, với tổng số 98 căn hộ. Mục đích là phục vụ cho TĐC các hộ phía nam kinh thành Huế. Công trình đã được nghiệm thu từ tháng 6/2013, nhưng đến nay vẫn chưa áp giá đền bù cho các hộ dân là do vướng mắc vào cơ chế, hiện chưa trình lên được để phê duyệt các giá trị đền bù".


Chằng chống nhà cửa trước mùa mưa bão

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Huế, đơn vị được giao nhiệm vụ giải phóng mặt bằng ở khu vực phía nam Kinh thành Huế cho hay: “Đến nay, tất cả các hồ sơ cơ bản hoàn chỉnh nhưng vấn đề đảm bảo quyền lợi của người dân thì đang xin ý kiến của UBND tỉnh TT-Huế. Chúng tôi đang tập hợp lại để báo cáo với hội đồng tư vấn, giải quyết các vướng mắc về công tác bồi thường hỗ trợ TĐC, để xem xét tham mưu cho UBND tỉnh có chính sách, tìm cách tháo gỡ cho người dân trước khi phê duyệt chính thức. Mục đích là làm sao đảm bảo quyền lợi, đảm bảo các yếu tố cho người dân có nơi ở mới tốt hơn”.

Vướng mắc trong cơ chế đền bù giải phóng mặt bằng ở các di tích Huế là nguyên nhân làm chậm TĐC cho những hộ dân sống trên thượng thành. Theo thống kê của Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, hiện có gần 3.000 hộ dân (trong đó có hơn 1.000 hộ ở khu vực thượng thành - eo bầu) đang “kẹt lại” ở khu vực di tích vẫn chưa giải tỏa được.

Chính sách bồi thường TĐC cho tất cả các hộ dân khi sống trên di tích Huế, được Bộ TN-MT hướng dẫn thực hiện căn cứ theo Quyết định của UBND tỉnh Bình - Trị - Thiên ngày 19/5/1976 về việc xác nhận tạm thời các cơ sở văn hóa công cộng, và các di tích lịch sử văn hóa nghệ thuật danh thắng được liệt hạng để bảo vệ. Vì vậy, ngày 19/5/1976 được xem là mốc thời điểm để xem xét xác định các trường hợp vi phạm đối với các công trình di tích, những hộ dân ở trong vùng di tích sau thời điểm ấy thì không được đền bù đất ở.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm