| Hotline: 0983.970.780

Sống “treo” trong vùng quy hoạch

Thứ Ba 26/08/2014 , 08:15 (GMT+7)

Mười mấy năm qua, gần 300 hộ dân ở hai phường An Tây và An Cựu (TP. Huế, Thừa Thiên- Huế) phải sống “treo” trong vùng quy hoạch "Làng Đại học Huế".

Điều đó  khiến cuộc sống của họ đối diện muôn vàn khó khăn…

Dù mang tiếng là dân thành phố, nhưng những khu nhà của các hộ dân ở tổ 21, khu vực 4 (phường An Cựu) trông thật nhếch nhác, tạm bợ.” 190 hộ dân ở đây, chủ yếu làm cửu vạn, xe thồ, phụ hồ hay bán vé số. Thu nhập bấp bênh, phải sống trong vùng quy hoạch treo với những căn nhà vá chằng vá đụp đã khiến cuộc sống của hàng trăm con người rơi vào hoàn cảnh khó khăn.

Đứng trước căn nhà với bầy con nheo nhóc, chị Nguyễn Thị Ngọc Dành (32 tuổi) than thở: “Gia đình tôi chuyển về đây từ năm 1995, cả nhà có 6 miệng ăn cũng chỉ trông vô nghề thợ hồ của chồng. Ở trong vùng này bà con không được xây dựng, cơi nới nhà cửa nên đành chấp nhận sống tạm bợ”.

Cùng hoàn cảnh với chị Dành là hàng trăm người dân ở khu vực trục đường Hồ Đắc Di, dù là ở mặt tiền nhưng nhiều nhà đã xuống cấp, nhếch nhác, nhiều hộ dân vẫn phải bám trụ và “mơ” về một ngày được bố trí đất tái định cư.

Làng Đại học Huế được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ tháng 3/1998, tổng diện tích 135ha, với 7 trường thành viên và 3 khoa trực thuộc, được chia làm 2 giai đoạn. Thế nhưng đến nay, dự án vẫn chưa hoàn thành công tác xây dựng giai đoạn 1.

Nói về những hộ dân bị kẹt lại trong vùng quy hoạch Làng Đại học Huế, ông Phan Văn Dàng- Tổ trưởng tổ 21 ngán ngẩm: “Vấn đề này nói mãi, dân kêu tui, tui cũng chẳng biết làm sao trả lời cho họ. Khu vực này có 190 hộ dân có nhà tạm nằm trong vùng quy hoạch.

Trong đó, có 24 hộ nghèo và cận nghèo. Nằm trong vùng quy hoạch khiến hàng trăm người dân cuộc sống rất khổ sở; thất học và tệ nạn cũng trở nên phức tạp”.

Cùng chung tình cảnh của những hộ dân ở phường An Cựu là hơn 150 hộ dân ở khu vực 1 và 2 của phương An Tây. Tại xóm Gióng, đây là vùng trọng điểm của lũ lụt vì địa hình thấp trũng.

Năm nào bà con cũng phải chật vật đối phó với thiên tai do nhà cửa mục ruỗng, xuống cấp nghiêm trọng. Hàng trăm con người đang chờ ngày được tái định cư, thoát khỏi cảnh phải sống “treo” trong vùng quy hoạch.

12-59-03_1
Ngôi nhà tuềnh toàng của ông Hoàng Ân, lay lắt trước mùa mưa bão

Bà Phạm Thị Phương Mai, Chủ tịch UBND phường An Tây cho biết: “Qua các kỳ họp HĐND, biết bà con bức xúc, khó khăn khi phải sống trong vùng quy hoạch, có nhiều vướng mắc về nhà cửa, sinh hoạt khó khăn, địa phương cũng đã kiến nghị lên cấp trên nhiều lần. Hiện bà con rất hoang mang bởi không biết khi nào được bố trí tái định cư. Nhiều hộ dân yêu cầu được cải tạo, sửa chữa nhà cửa trước mùa mưa bão.”

Trao đổi với chúng tôi, ông Ngô Văn Tuấn, Giám đốc Ban Cơ cở vật chất- đầu tư xây dựng thuộc ĐH Huế cho biết: “Nói đúng ra là quy hoạch chậm chứ không phải treo. Hiện nay, ĐH Huế triển khai các dự án đầu tư nhưng vì tình hình đất nước có khó khăn nên các dự án ĐH Huế trình Bộ và Thủ tướng Chính phủ, chưa được đầu tư phê duyệt thực hiện khu quy hoạch”.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất