| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An:

Sống với 'bản án' HIV hơn 10 năm mới biết… không nhiễm bệnh

Thứ Ba 07/04/2015 , 14:38 (GMT+7)

Trở về từ trại giam với kết luận “dương tính với HIV”, anh H.K.S gặp nhiều bất lợi trong cuộc sống. Thấy người nhiễm HIV 10 năm nhưng vẫn hết sức khỏe mạnh, ông trạm trưởng khuyên anh đi kiểm tra lại. Kết quả anh S. hoàn toàn không nhiễm căn bệnh thế kỷ này.

Trung tâm y tế dự phòng Nghệ An.

Vào năm 2003, anh H.K.S (trú tại thị xã Cửa Lò, Nghệ An) đang thụ án tại Trại giam số 3 - Bộ Công an, được đưa đi lấy máu xét nghiệm theo chương trình giám sát trọng điểm do Ban AIDS thực hiện. Kết quả là anh H.K.S HIV dương tính được quản lý với mã số 1**8. 

Năm 2007, anh H.K.S được chuyển quản lý từ Trung tâm y tế dự phòng cho Trung tâm phòng chống HIV tỉnh Nghệ An.

Đến năm 2013, anh H.K.S kết thúc thời gian thi hành án và trở về địa phương, chịu sự quản lý, chăm sóc của Trạm y tế phường N.T – nơi anh S. sinh sống theo diện đối tượng nhiễm HIV.

Thấy qua các kỳ kiểm tra sức khoẻ định kỳ, đối tượng đều có sức khoẻ tương đối đảm bảo, ông Trạm y tế phường N.T đặt câu hỏi: Tại sao bệnh nhân nhiễm HIV 10 năm mà sức khỏe lại tốt thế này? và đã động viên và tạo điều kiện để anh S. đi kiểm tra lại. 

Kết quả kiểm tra tại Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS và Bệnh viện Đa khoa Nghệ An cho thấy bệnh nhân… âm tính với HIV. Như vậy, sau 10 năm sống chung với “bản án” tử thần này, anh S. mới phát hiện ra mình hoàn toàn khỏe mạnh.

Sau khi biết mình bị kết luận nhiễm HIV nhầm, anh S. đã có đơn gửi các cơ quan chức năng liên quan, đề nghị đền bù tổn thất về tinh thần, vật chất do rất khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm, bị kỳ thị, xa lánh sau khi kết thúc thi hành án. Thậm chí, “công cuộc” hỏi vợ của anh cũng hết sức khó khăn. Để lấy được vợ, anh S. đã phải 2 lần trình giấy kiểm tra sức khỏe cho bố vợ tương lai mới nhận được cái gật đầu. 

Ông Nguyễn Xuân Hồng - Phó Giám đốc Sở Y tế Nghệ An trao đổi với PV Dân trí.
Ông Nguyễn Xuân Hồng - Phó Giám đốc Sở Y tế Nghệ An trao đổi với PV.

Nói về trường hợp của anh H.K.S, bác sỹ Nguyễn Xuân Hồng - Phó PGĐ Sở Y tế Nghệ An cho biết đây là một trường hợp hi hữu của ngành y tế. Trong số gần 10.000 trường hợp nhiễm HIV tại Nghệ An, trường hợp của anh H.K.S là duy nhất. 

“Tuy nhiên, đây là vấn đề liên quan giữa 2 ngành Công an và Trung tâm y tế dự phòng. Giờ để phân định trách nhiệm thuộc về ai thì rất khó bởi sự việc đã xảy ra 12 năm rồi. Vào thời điểm đó toàn tỉnh Nghệ An mới chỉ có 2 người chuyên trách về HIV/AIDS, mặt khác trình độ chuyên môn, sinh phẩm xét nghiệm, trang thiết bị… còn nhiều hạn chế. Những người trực tiếp thực hiện xét nghiệm đã già.

“Về mặt chuyên môn, trên thế giới có những cái mà laboratory (phòng thí nghiệm) cũng không thể lý giải nổi. Có những người lúc xét nghiệm phát hiện kháng thể HIV nhưng một thời gian sau lại không thấy kháng thể HIV nữa”, Phó Giám đốc Sở Y tế Nghệ An Nguyễn Xuân Hồng nói.

Kết quả xét nghiệm không chính xác là điều đáng tiếc, đã ảnh hưởng đến bản thân anh S. và gia đình cũng như ngành y tế. Không phải biện hộ nhưng sai sót trong xét nghiệm có tỷ lệ xác suất, khó tránh khỏi. Với tinh thần cầu thị cao nhất, chia sẻ cao nhất và trách nhiệm cao nhất, chúng tôi đã làm tất cả những bước thuộc về trách nhiệm của mình. Liên ngành công an và y tế sẽ rút kinh nghiệm. Rất may là sự nhầm lẫn là không vui nhưng cũng mừng cho chính anh S. và gia đình anh”, ông Hồng cho biết.

Ngày 1/4, Tại Trung tâm y tế dự phòng, Sở Y tế Nghệ An đã chủ trì buổi làm việc giữa anh S. cùng các đơn vị liên quan và các bên đã đi đến thống nhất: xóa tên anh H.K.S trong danh sách đối tượng nhiễm HIV, gửi công văn về chính quyền địa phương cơ sở (về tận khối xóm) để thông báo tình trạng sức khỏe của anh S. và sự nhầm lẫn hi hữu này…

“Còn việc đền bù về danh dự và vật chất cho sự nhầm lẫn này là rất khó vì không thể xác định được trách nhiệm thuộc về bên nào. Đối tượng không thuộc sự quản lý của ngành y tế mà thuộc quản lý của công an nên việc kiểm tra, xét nghiệm lại định kỳ khó khăn, do vậy khó để ngành y tế phát hiện được sự nhầm lẫn. Từ sự việc này tôi nghĩ, có nên tổ chức sàng lọc định kỳ (xét nghiệm lại) cho phạm nhân hay không? Tuy nhiên đây là việc của bên công an, ngành y tế không can thiệp được.

Ngành y tế đã làm hết mình khi phát hiện sự việc. Sau khi cuộc họp ngày 1/4, Sở đã giao cho Phòng thanh tra soạn thảo thông báo kết luận tại buổi làm việc gửi về chính quyền địa phương, Trung tâm y tế thị xã Cửa Lò, Trạm y tế phường và khối nơi anh S. sinh sống cũng như gửi trực tiếp tới bản thân anh H.K.S và gia đình”, ông Hồng cho biết thêm.

 

(dantri.vn)

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm