| Hotline: 0983.970.780

Sri Lanka, 3 ngày sau chuỗi khủng bố: Tổng thống, Thủ tướng có 'chứng cứ vô can'

Thứ Tư 24/04/2019 , 14:08 (GMT+7)

Đúng 8h30 sáng 23/4 - thời điểm xảy ra vụ nổ bom đầu tiên trong 6 vụ nổ ngày Phục Sinh 21/4 - cả nước Sri Lanka để quốc tang 1 ngày, truy điệu những nạn nhân trong chuỗi vụ khủng bố tàn khốc nhằm vào một loạt nhà thờ.

Cùng ngày còn diễn ra lễ tang tập thể tại nhà thờ Negombo, một trong những nơi bị đánh bom 3 ngày trước. Số người thiệt mạng tính đến ngày 23/4 tăng lên con số 321, với gần 500 người bị thương.

Tình trạng khẩn cấp quốc gia, lệnh giới nghiêm đã được ban hành ở Sri Lanka, trao quyền lực kiểm soát an ninh đặc biệt cho cả quân đội và cảnh sát

Cùng ngày, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) đã tuyên bố nhận trách nhiệm. Tuy nhiên, các chuyên gia chống khủng bố cho rằng tuyên bố của IS cần được đánh giá thận trọng.
 

Lỗ hổng ở thượng tầng

Không khí tang tóc vẫn bao trùm đất nước Sri Lanka, nhưng 3 ngày trôi qua đủ để sự quan tâm của dư luận chuyển hướng sang vấn đề ai là thủ phạm gây ra chuỗi vụ khủng bố và tại sao nó lại xảy ra được đồng loạt ở nhiều địa điểm đến như vậy.

Mâu thuẫn giữa Tổng thống và Thủ tướng của nước này đang trở thành tâm điểm, khi các câu hỏi về việc các cảnh báo an ninh được Chính phủ xử lý như thế nào ngày càng trở nên rõ ràng. Từ đầu tháng, cơ quan an ninh Sri Lanka đã nhận được nhiều thông tin chỉ dấu về khả năng xảy ra một vụ tấn công nhằm vào nhà thờ. Những cảnh báo này được cung cấp từ lực lượng tình báo trong nước cũng như từ Mỹ và Ấn Độ. Nhưng đến nay, điều người ta chắc chắn nhất là Thủ tướng Ranil Wickremesinghe không hề biết đến báo cáo an ninh đề ngày 11/4, theo một văn bản mà hãng tin Reuters có được. Sự thật này được phát ngôn viên Chính phủ Rajith Senaratne xác nhận, và ông còn cho biết thêm văn bản đó nhắc đến Thawheed Jama'ut Quốc gia, một tổ chức vũ trang nội địa có quy mô hoạt động nhỏ và ít được biết đến.

Không những thế, Thủ tướng Wickremesinghe cũng không được tham dự các cuộc báo cáo an ninh, hệ quả của việc mâu thuẫn giữa ông với Tổng thống Maithripala Sirisena. Tổng thống đã cách chức Thủ tướng và toàn bộ nội các vào tháng 10/2018, nhưng vấp phải sự gan lì không chấp nhận rời nhiệm sở của ông Wickremesinghe. Hai ông đấu trí nhiều tuần trước khi ông Sirisena buộc phải xuống nước bổ nhiệm lại nội các dưới sức ép từ Tòa án tối cao Sri Lanka. Tuy nhiên, một số quyền hành pháp của ông Wickremesinghe vẫn bị o bế.

“Tầm mức sát thương và khả năng tổ chức khủng bố theo chuỗi vượt quá khả năng của các tổ chức vũ trang ở Sri Lanka. Nhìn rộng ra các vụ bạo lực ở Trung Đông hay Đông Nam Á, chuỗi khủng bố ở Sri Lanka có DNA của các vụ do IS hay Al Qaeda thực hiện”, Alto  Labetubun - chuyên gia chống khủng bố nhận định. “Nhiều khả năng các đối tượng hoạt động ở Ấn Độ hay Pakistan có dính líu”.

Vẫn theo phát ngôn viên Senaratne, không rõ Tổng thống Sirisena có biết về cảnh báo tình hình an ninh hay không, nhưng Hội đồng An ninh vẫn có các cuộc họp định kỳ dưới sự chủ trì của ông.

Hôm xảy ra chuỗi vụ khủng bố, ông Sirisena lại đang công du nước ngoài. Thủ tướng Wickremesinghe triệu tập cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng An ninh để ứng phó tình hình nhưng không một thành viên nào đến dự. Cuộc họp chỉ được nối lại khi Tổng thống Sirisena trở lại Thủ đô Colombo và đây là lần đầu tiên sau nhiều tháng cả Tổng thống và Thủ tướng cùng dự. Rõ ràng, mâu thuẫn của họ đã tạo ra trở ngại không nhỏ trong xử lý các thách thức an ninh, nhưng trớ trêu thay đó cứ như là những điểm giúp họ được vô can trước sự thảm khốc của khủng bố.
 

Vượt Mumbai, vượt cả Bali

Tổng thống Sri Lanka đã ban hành tình trạng khẩn cấp quốc gia để hỗ trợ cuộc điều tra tìm thủ phạm. Theo đó, cơ quan an ninh có quyền bắt tạm giam và thẩm vấn bất cứ ai bị nghi ngờ mà không cần xin lệnh từ tòa án. Đến nay, tổng cộng 40 nghi phạm đã bị bắt giữ, chủ yếu là người Sri Lanka. Tình trạng giới nghiêm ban đêm từ 20h tối hằng ngày cũng được ban hành. Cơ quan an ninh đã cho phép chặn các ứng dụng mạng xã hội gồm Facebook, WhatsApp và Instagram.

Với số lượng 321 người thiệt mạng và gần 500 người bị thương, chuỗi vụ khủng bố ở Sri Lanka đã vượt xa sự bi thương của chuỗi khủng bố kéo dài 4 ngày ở Mumbai (Ấn Độ) năm 2008. Tổ chức Lashkar-e-Taiba đến từ Pakistan đã tấn công đồng loạt nhiều trạm xe lửa, khách sạn, sát hại hơn 170 người và làm bị thương hơn 3.000 người khác. Trước đó 2 năm, Mumbai cũng bị tấn công bằng chuỗi 7 vụ đánh bom liên hoàn nhằm vào hệ thống đường sắt, làm 209 người chết, trên 700 người bị thương. Nạn nhân vụ khủng bố ở Sri Lanka cũng vượt cả vụ đánh bom đảo du lịch Bali ở Indonesia năm 2002, với 202 người chết và 209 người bị thương.
 

Lịch sử bạo lực

Người dân Sri Lanka không xa lạ gì với tình trạng bạo lực. Cuộc nội chiến xảy ra từ những năm 1980 khi các nhóm Hindu Tamil thiểu số mở hàng loạt cuộc tấn công vào cộng đồng Phật giáo Sinhalese; song hành cùng các cuộc giao tranh quy mô lớn của lực lượng. Những con Hổ Tamil với quân đội Chính phủ đẩy Sri Lanka chìm vào các vòng xoáy bạo lực. Ngày 11/6/1990, Hổ Tamil thực hiện cuộc tàn sát đẫm máu nhất trong lịch sử Sri Lanka, sát hại cùng lúc 770 cảnh sát không có vũ khí tại tỉnh Đông. Năm 2009, Hổ Tamil bại trận sau một cuộc tấn công tổng lực của quân đội, chấm dứt cuộc nội chiến làm hơn 70.000 người thiệt mạng. 

Súng đạn tạm ngưng, nhưng mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc vẫn âm ỉ, nhất là khi cộng đồng Phật giáo Sinhalese có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa chiếm được vị thế thượng phong.

Thawheed Jama'ut Quốc gia là một tổ chức vũ trang nhỏ, chưa từng dính líu đến các vụ tấn công quy mô lớn. Nó được biết đến rộng rãi hơn từ năm ngoái, khi thực hiện nhiều vụ phá hủy tượng Phật. Cơ quan an ninh Sri Lanka nghi ngờ thủ phạm chuỗi vụ khủng bố phải có sự giúp sức từ các tổ chức khủng bố ngoài nước, như huấn luyện cách thức chế tạo bom và kỹ năng thực hiện các vụ đánh bom liều chết.

 

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm