| Hotline: 0983.970.780

SSC "trình làng" các giống lúa mới

Thứ Sáu 17/04/2015 , 06:16 (GMT+7)

Về hiệu quả kinh tế, SX các giống lúa lai mới cho lãi cao hơn so với lúa thuần trên 10 triệu đồng/ha.

Vụ ĐX 2014-2015, Trung tâm KN-KN Quảng Ngãi phối hợp với Cty CP Giống cây trồng miền Nam (SSC) trình diễn SX 2 giống lúa thuần OM 8017 và ĐB18 (Điện Biên 18) tại HTX Bồ Đề, xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức, quy mô 1 ha, trên chân đất thịt nhẹ, độ phì khá.

ĐB18 là giống lúa thuần do TS Nguyễn Như Hải, Cục Trồng trọt chọn tạo, đã được công nhận chính thức ngày 11/11/2013.

Theo đánh giá của Trung tâm KN-KN Quảng Ngãi, giống lúa OM 8017 có thời gian sinh trưởng vụ ĐX khoảng 110 ngày, trổ tập trung, sinh trưởng mạnh, chiều cao cây trung bình (90 cm) và độ cứng cây khá; ít nhiễm các loại sâu bệnh hại chính, số hạt chắc/bông cao, năng suất trên 60 tạ/ha, cao hơn giống đại trà (TH6) trên 2 tạ/ha.

Chi phí cho ruộng SX trong mô hình thấp hơn ruộng đại trà khoảng 300 nghìn đồng/ha; lãi cao hơn ruộng đại trà trên 2 triệu đồng/ha.

Giống lúa ĐB18 có thời gian sinh trưởng vụ ĐX khoảng 112 ngày, trổ tập trung, sinh trưởng mạnh, chiều cao cây trung bình (95 cm) và độ cứng cây khá; ít nhiễm các loại sâu bệnh hại chính, số hạt chắc/bông cao, năng suất trên 62 tạ/ha, cao hơn giống đại trà (TH6) trên 4 tạ/ha.

Chi phí cho ruộng SX trong mô hình thấp hơn ruộng đại trà khoảng 300 nghìn đồng/ha; lãi cao hơn ruộng đại trà trên 3 triệu đồng/ha.

Chị Lê Thị Hồng Cúc, nông dân tham gia mô hình cho biết, vụ này chị thử nghiệm SX theo mô hình gần 4 sào (500 m2/sào) giống lúa ĐB18. Trong suốt vụ chị chỉ sử dụng thuốc phòng bệnh đạo ôn có 1 lần. Sản lượng dự kiến đạt 1.750 kg (quy ra trên 80 tạ/ha), cao hơn các giống lúa trước đây gia đình chị đã từng SX (chỉ dưới 1.500 kg).

Tại hội thảo đầu bờ giống lúa OM 8017 và ĐB18 tại HTX Bồ Đề, xã Đức Nhuận, các đại biểu đã đánh giá 2 giống này có nhiều ưu điểm hơn các giống lúa SX đại trà như ít nhiễm sâu bệnh, chất lượng gạo ngon hơn.

Tuy nhiên, các đại biểu cũng cho rằng nông dân ở HTX Bồ Đề không có thói quen bón phân chuồng nên năng suất lúa chưa đạt cao như tiềm năng của giống.

Ông Lê Văn Việt, PGĐ Trung tâm KN-KN Quảng Ngãi cho rằng, OM 8017, ĐB18 có năng suất cao hơn các giống đại trà, cơm mềm và ngon. SSC cần tiếp tục đầu tư mô hình trình diễn trên nhiều vùng sinh thái để có cơ sở khuyến cáo sử dụng.

Cũng tại Quảng Ngãi, SSC vừa phối hợp với Phòng NN-PTNT huyện Bình Sơn tổ chức hội nghị đầu bờ các giống lúa thuần OM 8017, BT9, VN121 và 2 giống lúa lai Xuyên hương 178, Phúc ưu 868 tại xã Bình Thới.

Tại hội nghị, các đại biểu cho rằng, SX các giống lúa trên giảm được chi phí phòng trừ sâu bệnh hại, công lao động, đặc biệt chống chịu tốt với điều kiện khắc nghiệt của thời tiết. Lúa lai Xuyên hương 178, Phúc ưu 868 thuộc giống trung ngày, sinh trưởng phát triển tốt, cứng cây, kháng sâu bệnh tốt, chất lượng gạo khá, năng suất đạt từ 80 - 82 tạ/ha, phù hợp với điều kiện khí hậu tại Quảng Ngãi.

Về hiệu quả kinh tế, SX các giống lúa lai trên lãi cao hơn so với lúa thuần trên 10 triệu đồng/ha. Giống lúa lai Xuyên hương 178 cần khuyến cáo nhân rộng ra đại trà. Giống lúa lai Phúc ưu 868 cần tiếp tục trình diễn để đánh giá khả năng thích ứng trên địa bàn.

Xem thêm
Biến phụ phẩm nông nghiệp thành nguồn thức ăn chăn nuôi chính

Thay đổi thói quen canh tác, nhiều nông dân ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã biến những phế phẩm nông nghiệp sau thu hoạch thành thức ăn chăn nuôi cho hiệu quả cao.

Tiêm vacxin bao vây ngăn bệnh viêm da nổi cục lây lan

Quảng Bình Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung chỉ đạo các địa phương tăng cường tiêm vacxin, ngăn chặn bệnh viêm da nổi cục trên đàn bò lây lan.

Trồng hành tăm, giải pháp hoàn hảo cho vùng hạn

NGHỆ AN Thay vì quanh năm ứng phó với hạn hán, Nghệ An đã linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Hành tăm - loại cây ‘sợ nước' là một lựa chọn hoàn hảo.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm