| Hotline: 0983.970.780

Sự cần thiết của trung, vi lượng thâm canh khoai tây

Thứ Tư 23/10/2013 , 11:04 (GMT+7)

Cty CP Phân lân Văn Điển phối hợp với các nhà nông học cho ra đời các loại phân bón đa yếu tố NPK chuyên dùng cho cây khoai tây NPK 5.10.3 bón lót...

Kết quả nghiên cứu đã xác định để có được 30 tấn củ/ha, cây khoai tây đã lấy đi từ đất trồng 150 kg đạm (N); 60 kg lân (P2O5); 140 kg kali (K2O); magiê 9 kg (MgO); canxi 6 kg (CaO); lưu huỳnh 15 kg (S); sắt 0,11kg (Fe); Bo 0,6kg (B); kẽm 0,13kg (Zn); 0,04 kg đồng (Cu) và Molipden 0,13 kg (Mo).

Cũng theo kết quả nghiên cứu về đất thì hầu hết đất trồng khoai tây ở nước ta thiếu hụt các chất dinh dưỡng trung vi lượng một cách trầm trọng. Nguyên nhân là do khí hậu nhiệt đới nắng lắm, mưa nhiều, đất bị rửa trôi mất dinh dưỡng, cây trồng lại không được bổ sung phân bón.

Khảo sát thực tế SX khoai tây ở Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nội... cho thấy: Nông dân thường dùng phân đơn như urê, lân supe, kali để bón, một số nơi còn dùng phân NPK thông thường, chưa bón đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng trung, vi lượng. Nguyên nhân chủ yếu là thiếu hiểu biết những kiến thức về sử dụng phân bón mà chỉ theo kinh nghiệm thói quen hoặc truyền miệng...


Theo kết quả nghiên cứu về đất, hầu hết đất trồng khoai tây ở nước ta thiếu chất dinh dưỡng trung vi lượng

Cách sử dụng phân bón như vậy, năm này qua năm khác làm cho đất mất cân bằng dinh dưỡng. Điều này lý giải tại sao trong nhiều năm gần đây sức sống của cây khoai tây giảm, khả năng chống chịu sâu bệnh, ngoại cảnh kém, năng suất thấp, hiệu quả kinh tế của người trồng khoai tây hạn chế.

Nắm bắt được những bất cập về dinh dưỡng trong thâm canh khoai tây. Cty CP Phân lân Văn Điển phối hợp với các nhà nông học cho ra đời các loại phân bón đa yếu tố NPK chuyên dùng cho cây khoai tây NPK 5.10.3 bón lót có hàm lượng dinh dưỡng (N = 5%, P2O5 = 10%, K2O = 3%, MgO = 9%, CaO = 15%, SiO2 = 14%, S = 2% và các chất vi lượng Co, Mo, Zn, Cu... tổng hàm lượng dinh dưỡng đạt 58%).

Phân bón đa yếu tố NPK 22.5.11 bón thúc có hàm lượng dinh dưỡng (N = 22%, P2O5 = 5%, K2O = 11%, MgO = 5%, CaO = 9%, SiO2 = 8% và các chất vi lượng B, Mn, Zn, Cu... tổng hàm lượng dinh dưỡng đạt 62%).

Điều khác biệt nhất của các loại phân bón Văn Điển là không chỉ cung cấp 3 yếu tố dinh dưỡng đa lượng là N, P, K mà đồng thời cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng trung, vi lượng bị bỏ quên lâu nay là canxi, ma giê, silic, lưu huỳnh, kẽm, đồng, bo... tất cả các chất dinh dưỡng đều ở dạng dễ tiêu, cây trồng hút được dễ dàng.

Trọng Quan là xã trọng điểm khoai tây của tỉnh Thái Bình trong những năm gần đây sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cho nhận xét: Ruộng khoai tây được bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cây mập, thân lá cân đối, độ đồng đều cao, màu lá xanh bóng, tuổi thọ lá kéo dài, tỷ lệ cây chết do héo xanh thấp hơn bón phân đơn rất nhiều.

Điều đặc biệt là tỷ lệ củ to ( > 5 cm) gấp 1,5 lần so với bón phân đơn. Mô hình 3 ha tại thôn Vinh Hoa vụ đông 2012 đã cho năng suất tăng 14% so với ruộng bón phân đơn. Củ khoai được bón phân Văn Điển mã đẹp dễ bán và được giá thu lời trên 12 triệu/ha.

Tại hội nghị đầu bờ ngày 5/1/2013 về bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho khoai tây đông ở các xã Nam Hùng, Nam Hoa (huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định), các đại biểu đánh giá: Khoai tây được bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển vượt trội hơn bón phân đơn ở các điểm như số thân trên mỗi khóm cao hơn 1,2 lần, thân mập, lá xanh đậm và dầy hơn, sâu bệnh gây hại giảm đến 60%. Số cây chết do bệnh héo xanh rất ít, bộ lá bền đến khi thu hoạch, tỷ lệ củ to chiếm gần 70%. Năng suất tăng hơn 15%, thu lời cao hơn ruộng khoai tây dùng phân đơn trên 13 triệu đ/ha.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Đề xuất không xử phạt hành chính thuốc thú y chưa kịp công bố hợp quy

Bộ NN-PTNT đề xuất Chính phủ không xử phạt thuốc thú y đã được cấp chứng nhận lưu hành nhưng chưa thực hiện công bố hợp quy từ ngày 14/2/2024 đến ngày 31/5/2025.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất