| Hotline: 0983.970.780

Sử dụng giống lúa phẩm chất tốt ở An Giang

Thứ Năm 11/08/2011 , 09:39 (GMT+7)

Là tỉnh nông nghiệp với chủ lực là cây lúa, ngành nông nghiệp An Giang luôn tìm và ứng dụng các biện pháp kỹ thuật...

Là tỉnh nông nghiệp với chủ lực là cây lúa, ngành nông nghiệp An Giang luôn tìm và ứng dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng gạo, chuyển giao kỹ thuật và đưa các giống lúa có tiềm năng năng suất và phẩm chất tốt vào sản xuất.

Hàng vụ Trung tâm Khuyến nông An Giang phối hợp với Viện Lúa ĐBSCL thực hiện trình diễn bộ giống lúa có triển vọng ở 11 huyện, thị trong tỉnh. Qua đó tổ chức hội thảo cho nông dân đánh giá, lựa chọn giống phù hợp với điều kiện canh tác tại địa phương, đồng thời tổ chức tham quan đánh giá giống tại các trại giống của tỉnh, Viện Lúa và các tỉnh bạn. Kết quả các điểm trình diễn giống là cơ sở cho ngành nông nghiệp khuyến cáo các giống lúa phục vụ sản xuất, phù hợp với từng vùng sinh thái trong tỉnh.

Việc nông dân chọn giống lúa để canh tác ngoài yếu tố tác động của chuyển giao kỹ thuật (trình diễn, tập huấn) còn có yếu tố thị trường. Liên tiếp nhiều năm qua, đặc biệt là vụ hè thu, giá lúa thường biến động rất nhiều, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, ngành nông nghiệp gắn kết với các DN thực hiện tiêu thụ lúa cho nông dân. Vì vậy bên cạnh sử dụng các giống lúa có năng suất cao, phong trào sử dụng giống lúa ngắn ngày, có phẩm chất tốt được nông dân quan tâm như OM 4218, OM 2514, OM 2517, Jasmine, OM 4900... chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu giống hàng vụ của tỉnh: 

Bảng: Cơ cấu giống lúa vụ đông xuân của tỉnh An Giang, năm 2009 - 2011

TT

Giống

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

DT (ha)

Tỉ lệ (%)

DT (ha)

Tỉ lệ (%)

DT (ha)

Tỉ lệ (%)

1

Jasmine

22.580

9,65

12.072

5,15

 

 

2

Nếp

12.098

5,17

14.945

6,38

25.258

10,73

3

OM 4900

16.989

7,26

 

 

 

 

4

OM 4218

61.976

26,47

42.084

17,97

43.389

18,43

5

OM 2517

18.971

8,10

26.361

11,26

17.897

7,6

6

OM 2514

38.911

16,62

41.952

17,91

27.687

11,76

Bảng: Cơ cấu giống lúa vụ hè thu của tỉnh An Giang từ năm 2009 - 2011

TT

Giống

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

DT (ha)

Tỉ lệ (%)

DT (ha)

Tỉ lệ (%)

DT (ha)

Tỉ lệ (%)

1

OM 4900

14.547

6,30

 

 

 

 

2

Nếp

13.273

5,75

17.750

7,71

30.868

13,25

3

OM 4218

67.032

29,03

58.355

25,35

56.850

24,40

4

Jasmine

13.891

6,02

 

 

 

 

5

OM 2517

17.236

7,47

16.556

7,19

11.954

5,13

6

OM 2514

28.589

12,38

35.941

15,61

19.363

8,31

7

OM 1490

 

 

13.333

5,79

 

 

8

OM 6976

 

 

 

 

23.167

9,94

Trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, thị hiếu của người tiêu dùng chú ý đến chất lượng hạt gạo - chất lượng cơm sau khi nấu, do đó một số giống lúa: OM 6976, OM 5451, OM 6161, OM 6600 trước đây tuy chưa được công nhận chính thức nhưng qua các điểm trình diễn có năng suất khá, chất lượng gạo tốt nên nông dân tự liên hệ, tìm nguồn giống mua về sản xuất, trong cơ cấu giống của tỉnh chiếm từ 1.000–5.000 ha.

Công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật luôn được chú trọng trong đó chương trình giống (xã hội hóa giống lúa) đã mang lại thành công đáng kể, nông dân đã hiểu được tầm quan trọng của giống lúa và lúa giống trong sản xuất, toàn tỉnh hiện có trên 200 tổ sản xuất lúa giống, mỗi năm có trên 12.000 ha sản xuất giống với trên 3.000 nông dân tham gia, với mạng lưới này đã góp phần đáng kể (bên cạnh Trung tâm giống tỉnh) trong việc cung cấp nguồn giống phục vụ sản xuất lúa hàng hóa, giúp năng suất lúa của tỉnh tăng và chất lượng hạt gạo cũng nâng lên, năng suất lúa trung bình của tỉnh năm 2001: 4,6 T/ha; tăng dần lên 5,93 T/ha (năm 2005); 6,23 T/ha (năm 2008); 6,25 T/ha (năm 2010).

Hợp tác chặt chẽ với Viện, Trường thực hiện các điểm trình diễn, khảo nghiệm giống lúa nhằm chọn những giống năng suất cao, chất lượng xuất khẩu, phù hợp với điều kiện của tỉnh. Phối hợp, hợp tác với Viện, Trường phục tráng một số giống lúa có phẩm chất tốt, năng suất khá đã bị thoái hoá. Liên hệ Viện, Trường đặt mua cấp siêu nguyên chủng một số giống có tiềm năng năng suất và phẩm chất tốt cho các tổ giống để nhân giống phục vụ sản xuất của tỉnh (hợp đồng sản xuất trước 1 – 2 vụ).  

Xây dựng cánh đồng mẫu lớn với qui mô từ vài trăm hecta trở lên, sử dụng 1 – 2 giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu thị trường, có quy trình canh tác cụ thể, thuận tiện trong việc tiêu thụ. Duy trì và khuyến cáo mạng lưới nhân giống lúa cộng đồng tập trung nhân các giống lúa có tiềm năng năng suất và phẩm chất tốt phục vụ cho nhu cầu sản xuất lúa hàng hoá.

Riêng trong vụ thu đông năm 2011, qua kết quả trình diễn giống ở các huyện thị, một số giống khuyến cáo cho sản xuất của tỉnh An Giang: Giống chủ lực của địa phương như OM 4218, OM 1490, OM 2517, OM 2514, OMCS 2000, lưu ý những giống này hơi nhiễm bệnh đạo ôn, cần lưu ý khi chọn canh tác. Giống mới có triển vọng như OM 5451, OM 6976, OM 6377, OM 7347, OM 8108, OM 10040, OM 10041.                                               

(*): Tác giả hiện là Giám đốc Trung tâm Khuyến nông An Giang

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất