| Hotline: 0983.970.780

Sử dụng NPK-S Lâm Thao 8-10-14+8S cho cây thuốc lá

Thứ Tư 04/07/2018 , 07:15 (GMT+7)

Cây thuốc lá có tên khoa học là Nicotiana tabacum L, họ Cà (Solanaceae).

1. Tình hình phát triển

Ở Việt Nam, các vùng trồng nhiều thuốc lá gồm Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Thanh Hóa, Ninh Thuận, An Giang... Nhìn chung phẩm chất nguyên liệu chưa cao, tỷ lệ lá loại 1, 2, 3 còn thấp, chỉ đạt 30 - 35%, hàm lượng nicotin 2%.

14-31-51_thu_hoch_cy_thuoc_l
Thu hoạch cây thuốc lá

2. Thời vụ trồng, mật độ và cơ cấu cây trồng ở các vùng

2.1. Thời vụ

Miền Bắc: Vụ đông xuân- vụ chính: Gieo ươm tháng 11 đến ngày 15/12; trồng trong các tháng 1, 2; thu hoạch trong các tháng 3, 4, 5 năm sau. Vụ thu đông: gieo ươm tháng 8 đến ngày 15/9; trồng tháng 10 đến ngày 15/11; thu hoạch tháng 1, 2 năm sau. Sau đó để chồi như chính vụ.

2.2. Mật độ

+ Ươm cây giống: Lượng hạt cần gieo g/m2 = (0,3 * 80)/B, trong đó B là tỷ lệ nảy mầm thực tế. Tỉa những chỗ quá dày khi cây có 3 lá thật; tỉa để cây cách nhau 2cm khi cây có 5 - 6 lá thật; sau đó tỉa để cây cách nhau 4cm, mật độ 400 - 450 cây/m2 mặt luống. Khi cây có lá lớn, diện tích lá 2,5 - 3cm2.

+ Trồng sản xuất: Thuốc lá sợi vàng giống cũ: 3,7 – 4,2 cây/m2, khoảng cách cây 50cm * 40cm; 50cm * 50cm; 60cm * 40cm; 70cm * 30cm, trồng hàng đơn. Giống mới cao cây, lá dài: 2,2 - 2,5 cây/m2; khoảng cách 80cm * 50cm. Giống mới C176, K326, Flue - Crued - Virgina: 1,5 - 2,0 cây/m2; khoảng cách 100 - 120cm * 50 - 55cm.

Đất trồng: Thuốc lá được trồng trên vùng đất bạc màu, đất phù sa ven sông suối, đất vùng trung du, miền núi. Trồng thuốc lá trên đất có thành phần cơ giới nhẹ, cát pha, tơi xốp, thoát nước có độ phì nhiêu thấp cho phẩm chất tốt hơn trên đất có thành phần cơ giới nặng, giàu dinh dưỡng. Đất trồng thuốc lá không được luân canh sau cây họ cà như ớt, khoai tây, cà quả, cà chua; luân canh tốt nhất là với lúa nước. Đất có pH 6,5 - 7; chất hữu cơ dưới 2%; vôi dưới 0,30%. Không nên trồng thuốc lá trên các loại đất bị nhiễm mặn, đất nặng, đất sét khó thoát nước.

Cơ cấu cây trồng: Lúa hè thu - Thuốc lá thu đông; Lúa mùa - Thuốc lá đông xuân; Lúa hè thu - Thuốc lá thu đông - Thuốc lá để chồi.

3. Bón phân NPK-S Lâm Thao 8-10-14+8S cho cây thuốc lá

3.1. Trong vườn ươm

Bảng 1. Bón cho cây thuốc lá ở vườn ươm cây

Lượng bón và cách bón

 

Lượng bón, kg/m2

Phân chuồng (ủ hoai mục với 2% lân supe)

Tro bếp

NPK-S 8:10:14+8S

Tổng lượng phân bón/vụ ươm

3- 4

0,2- 0,4

0,08-0,10

Bón lót

3- 4 hoặc 1-2 (phân bắc ải).

0,2- 0,4

0,06-0,08

Bón thúc lần 1

 

 

0,02

+ Bón lót: Toàn bộ phân được rải trên mặt luống và trộn đều với lớp đất dày10 cm.

+ Bón thúc lần 1: Phân NPK-S 8:10:14+8S được hòa trong 0,5 lít nước và tưới. Sau đó tưới rửa lá bằng 1,5 lít nước/m2. tùy theo tình hình sinh trưởng của cây quyết định 3 - 4 lần bón thúc. Lượng phân bón tăng dần sau giai đoạn “chữ thập”.

3.2. Phân bón cho bầu, cây ra ngôi

Làm bầu: Sử dụng phân trâu bò hoai hoặc rơm rạ mục băm nhỏ, trộn với NPK-S 8:10:14+8S khoảng 5 - 7g để làm bầu cho 1.000 cây con. Đóng vào bầu có đường kính 6 - 7cm, cao 8 - 10cm, cấy cây thuốc vào.

Ra ngôi: Là đưa cây con khoẻ, khoảng 4 - 5 lá sang vườn ươm thứ 2 đã được chuẩn bị kỹ bón nhiều phân hoai ải, chăm sóc tốt, đến vụ bứng bầu đưa ra trồng. Sau khi gieo 45 - 60 ngày, cây con có thể trồng được.

3.3. Trong sản xuất

Bảng 2. Bón phân cho cây thuốc lá ruộng sản xuất

Lượng bón và cách bón

Phân chuồng (kg/sào Bắc bộ 360 m2)

   Vôi (kg/sào)

NPK-S 8:10:14+8S (kg/sào 360 m2)

Tổng lượng phân bón/vụ

250-350 (đất tốt),

350-550 (đất xấu)

15-20

 

48-52

Bón lót

250-350 (đất tốt),

350-550 (đất xấu)

15-20

16-17

Bón thúc sau trồng 12-15 ngày

 

 

18-20

Bón thúc sau trồng 30-35 ngày

 

 

14-15

Chỉ bón vôi khi đất có pH dưới 5. Bón theo hốc, lấp đất, trồng cây về một bên để tránh thối rễ.

14-31-51_81014-8
Vỏ bao NPK-S Lâm Thao 8-10-14+8S

3.4. Nuôi chồi tái sinh

Bảng 3. Bón phân cho cây thuốc lá chồi

Lượng bón và cách bón

Phân chuồng

(kg/sào Bắc bộ 360 m2)

NPK-S 8:10:14+8S (kg/sào 360 m2)

Tổng lượng phân bón/vụ

200

0,8-1,0

Trước khi thu hoạch 1 tuần

100

0,4-0,5

Sau thu hoạch

100

0,4-0,5

Trước khi thu hoạch 1 tuần bấm ngọn và bón phân chuồng, phân NPK-S 8:10:14+8S. Sau thu hoạch bẻ gập cây cách mặt đất 12 - 15cm, chặt cây cách mặt đất 6 - 7cm. Bón phân phân chuồng, phân NPK-S 8:10:14+8S. Sau 50 ngày sẽ thu hoạch, có thể đạt 2/3 năng suất chính vụ.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất