| Hotline: 0983.970.780

Sử dụng phân bón Lâm Thao cho cây sắn

Thứ Hai 09/03/2015 , 10:25 (GMT+7)

Kỹ thuật trồng và sử dụng các loại phân bón NPK-S Lâm Thao được trình bày ở trên cho cây sắn sẽ cho phép đạt khoảng 80 - 90% năng suất tiềm năng của các giống sắn đang được sử dụng hiện nay ở nước ta.

1. Yêu cầu đất và dinh dưỡng

Cây sắn có thể sinh trưởng và phát triển bình thường trên cả đất giàu và nghèo dinh dưỡng. Đây là loại cây chịu đất nghèo dinh dưỡng hơn so với các cây trồng khác. Vì thế, trong chế độ canh tác du canh và quảng canh, sắn thường được trồng cuối cùng trong một chu kỳ khai thác đất dốc.

Nhiều nghiên cứu và thực tiễn cho thấy cây sắn có khả năng hấp thu dinh dưỡng từ đất khá cao, một mặt do đặc tính sinh học của sắn, mặt khác do cây sắn thường được trồng trong điều kiện không bón phân và cũng chính vì thế đất sau khi trồng sắn thường trở nên rất cạn kiệt.

Đánh giá về mối quan hệ giữa hàm lượng dễ tiêu của một số nguyên tố dinh dưỡng đa và trung lượng trong đất trồng sắn cho thấy, đa số đất trồng sắn ở nước ta là nghèo dinh dưỡng, vì thế muốn năng suất cao, nhất thiết phải bón phân đầy đủ và cân đối.

2. Thời vụ

Ở miền Bắc từ đèo Hải Vân trở ra, cây sắn được trồng chủ yếu ở vụ xuân, vào tháng 2 và tháng 3 dương lịch, thu hoạch từ tháng 10 đến tháng 12; ở miền Nam được trồng vào đầu mùa mưa, từ cuối tháng 3 đến hết tháng 4; ngoài ra, ở một số nơi còn trồng thêm một vụ vào cuối mùa mưa.

3. Làm đất và mật độ

Vì đất trồng sắn thường ở vùng đồi núi, có nhiều cây bụi hoặc gốc cây lớn, nên trước hết phải làm vệ sinh đồng ruộng, thu gom hết gốc cây, rễ cây và làm sạch cỏ dại. Sau đó chia ruộng trồng sắn ra thành từng lô để tiện đi lại trong chăm sóc và thu hoạch. Lô đất được chia theo chiều ngang dốc nhằm ngăn chặn dòng chảy, hạn chế xói mòn.

Dọc theo bờ ngang của lô cần tạo nên các băng chắn xói mòn bằng cây phân xanh, bằng cỏ hay xếp đá. Không cày bừa đất vào giai đoạn mưa to kéo dài. Những khu đất quá dốc, không nên cày bừa, khi trồng, tiến hành cuốc hố theo đúng mật độ trồng của từng giống và loại địa hình.

Mật độ trồng sắn phụ thuộc vào độ phì nhiêu của đất, đất xấu trồng dày hơn, đất tốt trồng thưa hơn:

Đất xấu: Trồng với khoảng cách 0,95 x 0,95 m, mật độ 11.080 cây/ha.

Đất tốt: Trồng với khoảng cách 1 x 1 m, mật độ 10.000 cây/ha.

4. Bón phân cho sắn

Tỷ lệ phân bón N-P-K thích hợp bón cho sắn là 1-0,5-1 với các liều lượng cho 1 ha trồng sắn như sau:

+ Mức thâm canh trung bình (kg/ha): 80 N + 40 P2O5+ 80 K2O.

+ Mức thâm canh cao (kg/ha): 160 N + 80 P2O5+ 160 K2O.

Bón lót: Tùy theo tính chất đất mà có phương pháp bón phân. Đối với đất có tỷ lệ sét cao (thường phải làm luống), bón lót phân chuồng, NPK-S 5.10.3-8 Lâm Thao và bón theo hàng, rãnh hay theo hốc; cần phải phủ đất kỹ trước khi đặt hom sắn.

Đối với đất có thành phần cơ giới nhẹ (thường trồng theo hốc và không lên luống), bón lót phân chuồng và NPK-S 5.10.3-8 Lâm Thao cách hốc đặt hom sắn khoảng 15 - 20 cm.

Tuy nhiên, do điều kiện chăn nuôi và trồng trên đất dốc nên nông dân không có phân chuồng (phân hữu cơ) bón cho sắn nên sử dụng phân hỗn hợp NPK-S theo quy trình bón phân cân đối, khép kín.

5. Bón NPK-S Lâm Thao cân đối, khép kín

Phân bón NPK-S Lâm Thao ngoài các thành phần đạm, lân, kali còn bổ sung thêm các thành phần trung, vi lượng rất cần thiết cho cây trồng, trong đó có cây sắn mà các loại phân bón khác có thể có hoặc không có như lưu huỳnh, canxi, magiê, silic…

+ Phân NPK-S*M1 5.10.3-8 dùng để bón lót. Ở giai đoạn đầu cây sắn cần nhiều lân để hình thành và phát triển bộ rễ, tăng khả năng chống chịu thời tiết bất lợi như chống rét; trong giai đoạn này cây sắn cần đạm và kali ở mức độ vừa phải.

+ Phân NPK-S*M1 12.5.10-14; NPK-S 10.5.12-5 hoặc NPK-S 10.5.10-5 được sử dụng để bón thúc vì ở các giai đoạn sau cây sắn nói riêng và các cây trồng khác nói chung cần nhiều đạm để kích thích đẻ nhánh; phát triển thân, lá; phân cành làm tăng sinh khối. Cây sắn cần nhiều kali để làm cây cứng cáp, kích thích sự ra hoa, chắc củ. Nhu cầu lân của cây ở giai đoạn bón thúc thấp hơn, nên tỷ lệ phân lân thấp hơn so với đạm và kali.

Dưới đây là liều lượng và thời kỳ bón phân NPK-S Lâm Thao cho cây sắn cao sản:

a. Tính cho 1 sào Bắc bộ (kg/360 m2):

- Bón lót: 200 - 300 kg phân chuồng (nếu có); 13 - 15 kg NPK-S*M1 5.10.3-8 (trộn hai loại phân với nhau rồi bón vào hốc).

- Bón thúc lần 1 (sau trồng 45 - 60 ngày): 17 - 20 kg NPK-S*M1 12.5.10-14 hoặc 10.5.12-5.

- Bón thúc lần 2 (sau trồng 75 - 90 ngày): 17 - 20 kg NPK-S*M1 12.5.10-14 hoặc 10.5.12-5.

b. Tính cho 1 sào Trung bộ (kg/500 m2):

- Bón lót: 280 - 420 kg phân chuồng (nếu có); 18 - 20 kg NPK-S*M1 5.10.3-8 (trộn hai loại phân với nhau rồi bón vào hốc).

- Bón thúc lần 1 (sau trồng 45 - 60 ngày): 23 - 28 kg NPK-S*M1 12.5.10-14 hoặc 10.5.12-5.

- Bón thúc lần 2 (sau trồng 75 - 90 ngày): 23 - 28 kg NPK-S*M1 12.5.10-14 hoặc 10.5.12-5.

Kỹ thuật trồng và sử dụng các loại phân bón NPK-S Lâm Thao được trình bày ở trên cho cây sắn sẽ cho phép đạt khoảng 80 - 90% năng suất tiềm năng của các giống sắn đang được sử dụng hiện nay ở nước ta.

Chúc bà con nông dân trồng sắn cao sản đạt hiệu quả kinh tế cao khi sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao cân đối, khép kín.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 2] Đưa yến sào thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Yến sào được kỳ vọng là sản phẩm xuất khẩu mang lại nguồn thu lớn cho Bình Phước, sau hạt điều, cao su và sầu riêng.

Kiểm tra đột xuất cơ sở giết mổ, chợ đầu mối, trường học

TP. HCM Công tác kiểm tra sẽ được TP. HCM triển khai đồng bộ tại các cơ sở kinh doanh, giết mổ, chế biến, nhà hàng khách sạn, bếp ăn tập thể, chợ đầu mối.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.