| Hotline: 0983.970.780

Sử dụng phân hữu cơ cho hồ tiêu

Thứ Sáu 15/05/2015 , 06:00 (GMT+7)

Trong SX hồ tiêu, sử dụng phân hữu cơ đem lại nhiều lợi ích to lớn đối với đất đai, cây trồng và môi trường.

Để SX hồ tiêu bền vững và xây dựng thành công thương hiệu hồ tiêu Việt Nam, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) đề xuất áp dụng kỹ thuật GAP (thực hành nông nghiệp tốt) cho cây trồng này.

Theo đó, nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cây hồ tiêu được khuyến cáo là lấy phân hữu cơ làm trọng tâm.

Phân hữu cơ là nhóm các sản phẩm có nguồn gốc từ động thực vật được xử lý, ủ hoai và có hàm lượng mùn cao, cùng với sự có mặt của các nhóm vi sinh vật hữu ích đối với cây trồng.

bot-c-lt151208418

Trong SX hồ tiêu, sử dụng phân hữu cơ đem lại nhiều lợi ích to lớn đối với đất đai, cây trồng và môi trường.

Cải tạo đất và cung cấp dinh dưỡng

Phân hữu cơ là vật liệu lý tưởng giúp cải tạo lý - hóa tính các loại đất trở nên thích hợp hơn cho cây trồng, làm tăng độ tơi xốp của đất, làm cho đất tăng khả năng giữ ẩm và các chất dinh dưỡng, tạo ra môi trường sống phong phú cho quần thể sinh vật đất;

Phân bón còn giúp cây trồng sinh trưởng khỏe mạnh, tăng khả năng kháng bệnh, sử dụng dinh dưỡng hiệu quả hơn, tăng năng suất và chất lượng nông sản.

Bón phân hữu cơ là trả lại cho đất canh tác các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là các chất vi lượng và siêu vi lượng cho cây trồng, sau mỗi vụ thu hoạch nông sản.

Các loại dưỡng chất thiết yếu cho cây trồng như đạm, lân, kali, canxi, magiê, lưu huỳnh và các chất vi lượng được lưu giữ bởi thành phần keo mùn có trong phân hữu cơ, giảm thất thoát dinh dưỡng và cung cấp liên tục trong suốt thời kỳ sinh trưởng cho cây hồ tiêu.

Nhiều nghiên cứu cho kết quả, bón phân hữu cơ liên tục sau 3 năm liền cho hồ tiêu làm độ phì nhiêu của đất được cải thiện rõ rệt. Hàm lượng hữu cơ trong đất tăng từ 1,8 lên 2,7%; hàm lượng lân và kali dễ tiêu trong đất tăng tuần tự từ 17 lên 32 mg/kg và từ 108 lên 154 mg/kg so với đối chứng nếu chỉ bón phân NPK.

Phòng ngừa bệnh hại

Trong phân hữu cơ có chứa các hợp chất “kháng sinh tự nhiên” giúp cho cây trồng tăng sức đề kháng đối với các nguồn bệnh hại và làm môi trường sống lý tưởng cho nhóm các loài sinh vật sống trong đất như: nhóm động vật không xương sống có ích (như giun đất, kiến, dế,…) và các loài vi sinh vật hữu ích có tính đối kháng (như nấm Trichoderma spp).

Nhóm các loài sinh vật này có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động phân hủy xác bã động thực vật là các nguồn phế phẩm từ SX nông nghiệp (kể cả các nguồn mang mầm bệnh) để trả lại vật chất mùn, hữu cơ cho đất, làm cho môi trường canh tác cây trồng sạch sẽ hơn.

Đồng thời, làm giảm đáng kể sâu hại và nhất là tỷ lệ các bệnh chết nhanh và chết chậm trên vườn hồ tiêu.

Theo Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, kết quả thí nghiệm trên vườn hồ tiêu có bón phân hữu cơ vi sinh chứa nấm Trichoderma spp, Bacillus spp,… thì mật độ tuyến trùng không tăng so với vườn đối chứng không bón phân hữu cơ chỉ sau 3 tháng.

Tương tự, tỷ lệ cây hồ tiêu bị bệnh vàng lá chết chậm giảm đi 50% so với đối chứng chỉ sau 4 tháng và bệnh chết nhanh cũng giảm đáng kể so với đối chứng chỉ sau 3 tháng.

Giúp cây hồ tiêu sinh trưởng ổn định

Cây hồ tiêu có bộ rễ ăn nông, khá mẫn cảm với môi trường canh tác. Việc quan tâm chăm sóc và sử dụng các biện pháp kỹ thuật hỗ trợ cho bộ rễ cây hồ tiêu khỏe mạnh sẽ rất có ý nghĩa đối với việc tăng khả năng chống chịu cho cây hồ tiêu.

bon-cfe-tieu151208557

Trong phân hữu cơ có chứa các loại acid mùn (như acid humic và acid fulvic) là thành phần chủ yếu của hợp chất mùn có trong vật chất hữu cơ.

Các acid mùn có chức năng thúc đẩy bộ rễ cây trồng phát triển mạnh mẽ, tăng khả năng chống chịu của các tác nhân gây bệnh trong đất (tuyến trùng, nấm bệnh hại rễ,…) và giúp cây trồng hấp thu tốt các chất dinh dưỡng.

Giúp tăng năng suất hồ tiêu

Phân hữu cơ có vai trò cải tạo tốt môi trường đất canh tác, giúp cây trồng phòng ngừa bệnh hại tự nhiên, sử dụng hiệu quả các nguồn dinh dưỡng, giảm sử dụng thuốc hóa học trong canh tác, tạo ra môi trường sống lý tưởng cho nhóm các loài sinh vật hữu ích cư trú trong đất, và đặc biệt là bộ rễ của cây hồ tiêu sẽ khỏe mạnh.

Nhờ đó, cây hồ tiêu sinh trưởng ổn định và cho năng suất cao.

Theo Viện KHKT nông nghiệp miền Nam, kết quả nghiên cứu trên các vườn hồ tiêu ở các tỉnh Bình Phước, Gia Lai, Quảng Trị với cùng nền phân vô cơ, khi bón tăng hàm lượng hữu cơ sẽ làm tăng năng suất hồ tiêu rất rõ rệt. Cụ thể như sau:

+ Bón 20 tấn phân bò: Năng suất tăng từ 12 - 20% so với bón 10 tấn/ha.

+ Bón 4 tấn phân hữu cơ sinh học: Năng suất tăng 3,8 - 15% so với bón 3 tấn/ha.

+ Bón 4 tấn phân hữu cơ vi sinh: Năng suất tăng 4,1 - 8,2% so với chỉ bón 3 tấn/ha.

Nguồn phân hữu cơ được khuyến cáo sử dụng cho cây hồ tiêu là phân được ủ hoai mục, có kết cấu tơi xốp, được xử lý bằng vôi bột sát khuẩn và cân bằng độ pH.

Các nguồn phân hữu cơ như phân gà, phân bò, phân trùn quế, phân ủ từ vỏ cà phê hoặc các sản phẩm phân hữu cơ đã chế biến như VM08, bột cá lạt,... đều có chứa nguồn dinh dưỡng thiết yếu, phong phú và dễ tiêu sẵn sàng cung cấp cho cây trồng.

Ngoài ra, khi vườn hồ tiêu khỏe mạnh sẽ hạn chế rất nhiều việc sử dụng thuốc BVTV, giảm được chi phí, cây trồng tránh được những tổn thương không cần thiết, giảm thiểu ô nhiễm môi trường canh tác và rất có lợi về sức khỏe cho người chăm sóc vườn tiêu.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm