| Hotline: 0983.970.780

Sự hài lòng của dân

Thứ Ba 13/01/2015 , 07:40 (GMT+7)

Đó là thước đo giúp xã Đông Phú, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) thực hiện thành công Chương trình MTQG xây dựng NTM.

Chiếc cổng chào có giá trị hơn 800 triệu đồng được chạm trổ hình hai con rồng án ngữ ngay đầu con đường huyết mạch dẫn vào UBND xã đã thu hút sự chú ý của bất cứ người dân nào đi qua đây.

Thoạt nhìn quả là đẹp thật, hoành tráng thật nhưng tôi hoài nghi về sự “lãng phí” và không cần thiết của chiếc cổng thì một lãnh đạo xã đi bên cạnh bảo: “Chị yên tâm, có nguồn lực chúng tôi mới làm chứ không phải đi vay như một số xã khác”.

Vẫn chưa tin tưởng, tôi thăm dò ý kiến chị Thúy, một người sống gần chiếc cổng, chị nói: “Đây là bộ mặt của cả làng, cả xã nên làm cổng là cần thiết. Tôi thấy thôn thông báo, bà con không phải đóng góp gì vì xã vận động được mấy DN hỗ trợ tiền, vật liệu, công nhân để làm nên ai cũng phấn khởi”.

Ngoài điểm nhấn chiếc cổng, Đông Phú còn nổi bật với hàng chục ngôi nhà cao tầng, trang trại chăn nuôi, DN, HTX... làm ăn hiệu quả, đóng góp lớn cho ngân sách địa phương.

Ông Lê Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Đông Phú, nói: “Phát triển SX, nâng cao thu nhập là yếu tố cốt lõi xuyên suốt Chương trình NTM. Vì thế, mấy năm gần đây chúng tôi tạo điều kiện hết mức thu hút các DN đầu tư trên địa bàn. Đồng thời, ban hành một số chính sách khuyến khích nông dân phát triển SX, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao”.

Ông Hùng cho biết, hiện trên địa bàn có 2 Cty và 4 HTX chuyên SX đá XK, gạch không nung, gạch tuynel; 1 HTX dịch vụ nông nghiệp; hàng chục cơ sở SX tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ... hoạt động, mỗi năm đem về doanh thu trên dưới 200 tỷ đồng, giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động với mức thu nhập ổn định từ 2,7-3,1 triệu đồng/người/tháng.

Ngoài ra, Đông Phú cũng tích tụ ruộng đất thực hiện thành công mô hình thâm canh lúa năng suất, chất lượng 300 ha; phát triển 27 trang trại tổng hợp, khai thác tốt điều kiện đất đai, tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị canh tác.

Ông Nguyễn Chí Cường, thôn Chiếu Thượng cho hay, sau khi nghỉ chế độ trở về quê, nhận thấy quỹ đất của xã dồi dào ông làm đơn đăng ký thuê hơn 5 ha đất lò gạch cũ xây dựng trang trại cây, con tổng hợp.

Ban đầu ông trồng các loại cây ăn quả truyền thống của miền Bắc nhưng không cây nào sống nổi trên mảnh đất nghèo chất dinh dưỡng, cuối cùng ông lân la vào tận miền Nam đưa giống thanh long ruột đỏ và ổi về trồng.

12-42-36_2
Trang trại hái ra bạc tỷ của hộ ông Cường

Ông Lê Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Đông Phú, nhấn mạnh: “Đông Phú lấy sự hài lòng của dân làm thước đo khi xây dựng NTM. Tất cả các việc lớn hay nhỏ đều đưa ra bàn bạc trước dân, từ đó huy động sự chung tay góp sức của họ”.

Kết quả người đàn ông ngoài tuổi lục tuần đã thành công với gần 1.000 gốc thanh long, 200 gốc ổi cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

“Có vốn quay vòng, tôi đầu tư đào ao thả cá và nuôi thêm vịt. Bây giờ doanh thu bình quân của trang trại mỗi năm cũng ngót nghét 1,5 tỷ đồng, trừ chi phí tôi nắm chắc trong tay vài ba trăm triệu”, ông Cường nói.

Nhờ phát huy tốt tinh thần dân chủ, hơn 3 năm qua Đông Phú huy động từ nhân dân được hơn 37,2 tỷ đồng tiền mặt; con em xã quê, DN đóng góp hơn 2 tỷ đồng; hàng trăm hộ gia đình hiến hơn 5.700 m2 đất, tường rào và 5.324 ngày công.

Nguồn lực trên kết hợp với kinh phí hỗ trợ của Trung ương, tỉnh, huyện đã giúp xã hoàn thành chương trình kiên cố hóa đường GTNT, kênh mương nội đồng; xây mới, cải tạo 7/7 nhà văn hóa thôn; nâng cấp trạm y tế, trường học, chợ, nhà ở... từng bước đưa bộ mặt nông thôn Đông Phú đổi thay bền vững.

Với những thành quả đạt được, mới đây UBND tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định công nhận xã Đông Phú đạt chuẩn NTM. Thắng lợi của địa phương này là một tấm gương để các xã khác trên địa bàn tỉnh noi theo, bởi Đông Phú hoàn thành 19 tiêu chí mà “tránh” được nợ và nhận được sự hài lòng tuyệt đối của người dân.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm