| Hotline: 0983.970.780

Sự tích diều... dái

Thứ Năm 04/11/2010 , 11:58 (GMT+7)

Cánh diều đã quá quen thuộc với mọi người dân Việt Nam nhưng chỉ duy nhất ở tổng Đại Trà (Kiến Thụy, Hải Phòng) là có diều… dái...

Cánh diều đã quá quen thuộc với mọi người dân Việt Nam nhưng chỉ duy nhất ở tổng Đại Trà (Kiến Thụy, Hải Phòng) là có diều… dái với phần khung mô phỏng một bộ phận sinh dục của đàn ông cũng hai hòn một ống. Vậy gốc tích cũng như cách làm diều dái ra sao?

>> Miếu ông hay bị sét đánh, miếu bà thì không
>> Cúng thịt chuột& câu chuyện ma rừng ma bản
>> Tảng đá thèm ăn thịt & chiếc giếng chốc cạn, chốc đầy
>> Kể chuyện dân gian

Cứ như lời ông Nguyễn Văn Lộc, Chủ tịch UBND xã Đông Phương (Kiến Thuỵ) thì Việt Nam có lắm loại diều mà nổi tiếng nhất là diều Huế với hình dáng vô cùng đẹp, màu sắc bắt mắt. Nào là diều công, diều phượng, diều bướm, diều rồng … Dân thích diều không chỉ chuộng hình thức màu sắc mà còn muốn thưởng ngoạn tiếng sáo nữa. Tiếng sáo được ví với dàn nhạc của trời.

Nhiều vùng quê có trò chơi thả diều sáo nhưng không ở đâu có những cánh diều độc đáo như ở tổng Đại Trà (bao gồm địa phận 2 xã Đại Đồng và Đông Phương, Kiến Thuỵ, Hải Phòng). Nghệ thuật làm diều cũng như thả diều ở tổng Đại Trà tương truyền có trước thế kỷ 13, khi đó người nông dân đã biết tận dụng những thời khắc nông nhàn để thả diều và thưởng thức tiếng sáo. Chỉ duy nhất nơi đây mới có những con diều có phần đuôi đặc biệt mà dân gian quen gọi là dái diều.

Dái diều chính là mô phỏng bộ phận của người đàn ông. Nó có hình ê - líp, cũng có hai hòn và một ống. Bẹn dái của diều sáo Đại Trà thể hiện sức mạnh của người đàn ông- một nét độc đáo trong tín ngưỡng phồn thực của người Việt. Người chơi diều ở Đại Đồng và Đông Phương quen mồm gọi là diều dái chứ không gọi diều sáo như các nơi khác.

Sáo diều

Để làm được những cánh diều có thể bay cao cần đầu tư nhiều tâm huyết và thời gian. Khung diều làm bằng tre bờ tức là loại tre không quá già để có độ dẻo và bền chắc. Cách chế tác như sau: Trước tiên, chẻ tre để loại phần đằng háng (phần có mấu tre) và lấy phần đằng dòng (phần không có mấu). Những thanh tre đã chọn kỹ đem ngâm nước trong khoảng mươi mười lăm ngày rồi phơi khô để chúng rút bớt nước, nhẹ, dẻo, chống mối mọt xông đục. Khung cái (tức khung lớn) để làm diều cần chọn những đoạn tre thẳng hội đủ 5 hoặc 9 mấu ứng với quan niệm cổ xưa về chữ sinh.

 Khung trên và khung dưới phải có độ dài bằng nhau nhưng lại chênh lệnh nhau về kích thước. Nếu như khung trên to mười thì khung dưới chỉ to bảy tám. Hai đầu khung vót nhỏ dần cho cánh diều có độ dẻo, mềm cần thiết. Khung làm bẹn dái có chiều dài bằng khung cánh. Nghệ nhân làm diều phải tính toán sao cho cứ 1 mét dài của cánh diều sẽ tương ứng với 30cm bụng diều (khoảng cách lớn nhất giữa 2 khung cánh). Nếu bụng diều kích cỡ mười thì độ rộng của bẹn dái nằm trong quãng tám.

Khi xưa, cổ nhân bọc diều bằng giấy bản hoặc giấy xe chỉ và dùng hồ hoặc nhựa cây để dán lại. Ngày nay, giấy bản và hồ được thay bằng ni lông và băng dính thậm chí có người còn dùng sợi chỉ để khâu. Dây để chạy thả diều cũng khác xưa nhiều rồi. Các cụ ta xưa kỳ công lắm, họ dùng tre bánh tẻ không già không non đem chẻ ra, ngâm nước, vót nhẵn rồi luộc. Sợi lạt ấy phải phối với hoành gai nải sơn ta để đấu mối mới thành hình một cuộn dây để thả diều. Nay mọi thứ thật đơn giản, nghệ nhân chỉ cần dùng dây diều bằng ni lông hoặc cước là tốt, nó vừa nhẹ vừa dai chắc.

Làm diều bay cao đã khó, làm sáo diều đòi hỏi công phu và tỉ mẩn gấp bội phần. Phần ống sáo được làm từ loại cây nứa ngộ lấy trên rừng đem về gọt bỏ hết ruột để lấy mỗi phần cật làm hộp cộng hưởng. Gỗ dùng để khoét sáo được ưa thích nhất là gỗ mít hoặc gỗ sến. Cầu kỳ hơn người ta còn dùng sừng trâu để có tiếng sáo thật bay bổng, thanh thoát. Không phải bất cứ loại sừng trâu nào cũng có thể dùng để khoét sáo mà chỉ lấy được một loại sừng đó là bên mà khi con vật nằm nó chổng sừng lên (trâu chỉ nằm một bên). Sừng ấy đem khoét sáo âm thanh rất tuyệt.

Độc đáo hơn căn cứ vào tiếng sáo cũng có thể dự đoán được thời tiết mấy hôm sau thế nào vì ở mỗi tốc độ gió, nhiệt độ, hướng gió khác nhau, sáo lại tấu lên một âm thanh riêng khác…Trong lễ hội thả diều 1.000 năm Thăng Long vừa rồi, rất vinh dự cho cánh diều quê tôi là có 20 chiếc tham gia trình diễn. (Ông Nguyễn Văn Lộc, Chủ tịch UBND xã Đông Phương, huyện Kiến Thuỵ)

Một bộ sáo gồm 3, 5 hoặc 7 chiếc chứ không thấy bộ sáo nào chẵn cả. Kích cỡ các sáo trong một bộ phải tuân thủ theo nguyên tắc từ to nhất đến bé nhất. Sáo lớn nhất còn gọi là sáo cái, sáo thứ hai là sáo còi có kích cỡ bằng ½ sáo cái, sáo thứ ba có kích cỡ bằng 1/3 sáo thứ hai, sáo thứ tư bằng 1/3 sáo thứ ba…

Ở tổng Đại Trà, rất nhiều người có thể làm được diều, khoét được sáo, nhưng không có mấy người có thể rành rọt được âm luật, bắt được đúng hồn của tiếng sáo người xưa. Có 9 loại sáo theo bộ là: ầm, ì, bi, bu, bô, do, de, dí và dị. Một bộ sáo đạt tiêu chuẩn, trước tiên, sáo cái kêu 1 tiếng, sau đó sáo nhì kêu 3 tiếng và sáo 3 kêu 2 tiếng. Còn nếu bộ sáo nào mà khi thả các sáo kêu cùng một lúc là hỏng hẳn, là vứt đi vì chúng chẳng có âm luật gì, hỗn độn đến mức dân gian gọi một cách miệt thị là sáo gọi chó.

Dân chúng ví âm thanh của sáo đàn kêu trên những cánh diều bằng những câu rất dân dã, dể hiểu như mẹ gọi (tức là sáo cái cất giọng), con thưa (sáo thứ 2) phải lên tiếng, cháu vỗ tay (sáo thứ 3 kêu). Hay như âm thanh của sáo còi được ví von là bà gọi, cháu thưa, chắt vỗ tay. Từ trước đến nay, sáo diều được tấu lên giữa trời đất để cầu bình an, no ấm.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bị đá đè tử vong khi đào dúi rừng

Ông Tẩn Phù Dìn ở xã Trịnh Tường (huyện Bát Xát, Lào Cai) đã bị đá đè tử vong trong khi đào bới đất để bắt dúi rừng tại khu vực rừng vầu.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm