| Hotline: 0983.970.780

Sự tích Thác Bụt

Thứ Năm 17/03/2011 , 10:33 (GMT+7)

Ông Đinh Thanh Dự ở Xuân Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) cho rằng, sự tích Thác Bụt được truyền trong dân gian từ nhiều đời nay, được gắn liền với những vùng đất ở huyện Minh Hóa.

Người dân Minh Hóa cũng lễ tại Thác Bụt
Ông Đinh Thanh Dự ở Xuân Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) cho rằng, sự tích Thác Bụt được truyền trong dân gian từ nhiều đời nay, được gắn liền với những vùng đất ở huyện Minh Hóa. Rồi ông kể lại câu chuyện theo trí nhớ của mình.

Đời xưa, có hai anh em trai một nhà nọ đi tìm ong lấy mật trong rừng xa. Hôm đó, hai anh em cứ nhằm hướng chóp núi lèn Ông Ngoi (bây giờ thuộc địa phận thôn Tân Kiều, xã Yên Hóa, huyện Minh Hóa) mà đi. Đường đi gian khó, mây rừng cào rách da thịt mà chưa tìm thấy được tổ ong nào và còn bị lạc lối đi quanh trong rừng rậm. Đến trưa, hai anh em cố cắt rừng rậm nhoi theo hướng có khoảng sáng thì lên đến chóp lèn Ông Ngoi.

Trên đỉnh lèn có chỗ đá bằng phẳng lại có thêm có giếng nước trong mát. Thấm mệt, hai anh em ngồi nghỉ chân và mở gói cơm đùm ra ăn bữa. Ăn xong, múc nước giếng uống thì thấy khỏe khoắn vô cùng. Ăn uống xong, hai anh em kéo nhau lên trên tảng đá bằng định đánh giấc ngủ. Nằm ngửa trông lên thấy có cây cam cao lớn, nhiều trái chín đỏ tươi bèn ngồi dậy trèo lên để hái ăn. Ăn mỗi người đến mấy quả rồi, còn hái thêm mấy quả nữa bỏ túi định bụng mang về cho con.

Thấy người khỏe lại, hai anh em nhà nọ tính chuyện đi về. Đi một lúc, hai anh em lạc bước quay trở lại giếng nước và cây cam trên đỉnh lèn núi. Hai anh em lại phát cây, cắt rừng thẳng hướng xuống núi, nhưng lạ thay được một lúc cũng lại trở lại giếng nước và cây cam như lần trước. Người anh nói với người em: “Hay là do anh em ta lấy cam thần nên bị thần không cho về nhà?”.

Hai anh em lấy cam trong túi ra trả lại để đi về. Được mấy bước thì trông lên bàn đá cao bằng phẳng phía trên thấy có mười hai hòn đá giống người ngồi thẳng hàng. Hai anh em trèo lên xem, thấy cũng đẹp mắt nên bàn nhau lấy về cho con chơi và khoe với xóm làng chuyện lạ. Bàn xong, người em đi cắt dây rừng, buộc mỗi người một hòn mang về cho con chơi. Buộc xong, mang lên vai, hai anh em cứ đường xuống núi mà đi. Một hồi lâu thì đi đến thác nước ở Dác Dòm (suối nước chảy từ rừng ra nây thuộc xã Hồng Hóa, Minh Hóa) thấy người nóng nực nên nói với nhau bỏ hai hòn đá xuống bên bờ khe để xuống suối tắm.

Tắm xong, hai anh em đến mang hai hòn đá để đi về thì thấy đã mắc cứng bên suối. Cố đến mấy cũng không nhắc lên được. Hai người xúm lại nhắc một hòn mà cũng chịu. Mắc cứng. Hai anh em sợ quá, bỏ luôn hai hòn đá lại bờ khe đó rồi chạy một mạch về nhà và nín lặng không dám kể chuyện với một ai.

Thế là từ buổi ấy, ở làng Ang (nay thôn Thống Nhất, xã Hồng Hóa, Minh Hóa), làng Cầu (nay là thôn Tân Kiều, xã Yên Hóa) và làng Phôốc Lác (nay là thôn Yên Đức, xã Yên Hóa) người thì ốm đau la liệt. Mùa màng làm ra luôn thất bát vì bị voi, lợn rừng về phá. Đêm đêm, hổ về làng vào nhà bắt người đem lên rừng ăn thịt, làm cho xóm làng rộn lên sự lo lắng, bất an, nhà nhà sợ hãi không cùng...

Trước sự bất an của dân làng, ba làng cử các cụ cao niên đi tìm thầy khắp nơi coi bói để xem cơ sự vì sao mà ra nông nỗi này. Xem bói ở đâu, thầy bói đều nói giống nhau là: "Trong làng có hai người đến chỗ của Bụt ở, Bụt ngồi đánh cờ mà quấy phá rồi mang đi hết hai ông đến một thác nước rồi bỏ về, làm cho Ngài giận. Bây giờ làng nên đến chỗ thác nước đó mà thờ phụng, tế lễ cho Ngài thì may ra Ngài bớt giận".

Cả ba làng khẩn trương đi tìm hai người nào cả gan phạm thượng để Bụt trút giận. Lại hỏi trong làng có ai đi đâu, có gặp Bụt hiện lên ở chỗ nào không? Biết không thể giấu được, hai anh em nhà ấy đã phải kể lại là lên đến chỗ Bụt ở trên lèn Ông Ngoi và có mang hai ông đem đến thác nước ở Dác Dòn. Ba làng bèn cử người đến thác nước đó lập bàn thờ thờ Ngài. Từ đó, thác nước Dác Dòn đó gọi là Thác Bụt.

Hiện nay, Thác Bụt vẫn còn, bàn thờ Bụt vẫn còn. Cảnh quan nơi đây khá đẹp với khe nước mát lạnh, trong vắt; cây rừng che rợp bóng mát. Vào dịp Rằm tháng Ba hàng năm, người dân huyện Minh Hóa vẫn đến đây cúng lễ, cầu xin may mắn. Nhiều du khách các nơi cũng đến vừa kết hợp đi du lịch sinh thái vừa du lịch tâm linh…

Lập bàn thờ Ngài xong, ba làng mới yên ổn làm ăn. Từ đó, thành lệ, đến ngày Rằm, mồng Một hàng tháng ông từ của ba làng trên đến Thác Bụt thay nước, thắp hương cầu nguyện, cầu cho xóm làng yên ổn làm ăn. Thấy ba làng nay yên ổn, cả tổng Cơ Sa nguyên (huyện Minh Hóa ngày nay) đều đến cầu Ngài phù hộ cho dân làng yên ổn, làm ăn giàu có. Rồi cứ hai năm một lần, đến ngày Rằm tháng Ba, hàng tổng đem lễ vật tinh sạch đến đồi Dác Púng làm rạp, xuống Thác Bụt rước Ngài lên làm chay cầu Ngài phù hộ mưa thuận, gió hoà, dân làng bình yên, làm ăn giàu có.

Có lần đó, làm chay xong, hàng tổng cho người lên tháo dỡ rạp, thì tháo dỡ không được. Người nào trèo lên tháo dỡ cũng bị ngã lên ngã xuống hoặc bị gỗ lạt rơi trúng người gây thương tích. Thấy việc lạ, hàng tổng xin Ngài cho dân làng sửa cái rạp lại thành nhà chùa thờ Ngài luôn tại đó.

Ngài linh thiêng lắm. Ai đi ngang nhà chùa hay Thác Bụt mà không tỏ lòng kính lễ, không lấy nón, mũ đội trên đầu xuống, thì về nhà bị ốm đau liền. Biết lỡ vậy rồi, hôm sau người nhà mang lễ vật tinh khiết đến nhà chùa hay Thác Bụt thú tạ với Ngài là lành ngay. Có một lần, quan Tây đồn Quy Đạt đi ngang Thác Bụt, thấy dưới chân bàn thờ Ngài có con chim cu đậu bèn lấy súng giương bắn. Viên đạn đi trật, chim cu bay mất nhưng quan Tây khi về đến đồn thì nằm vật ra ốm đau. Thấy bệnh quan Tây nặng, lính đồn đưa quan về ngoài kia (dưới đồng bằng để có bác sỹ chữa bệnh) nhưng cũng không cứu được. Đến hôm sau thì chết.

Xem thêm
Thủ tướng nêu 3 nhiệm vụ quan trọng trong quy hoạch tỉnh Lạng Sơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính khái quát 3 nhiệm vụ hết sức quan trọng với Lạng Sơn trong thực hiện quy hoạch tỉnh.

Phú Thọ thiệt hại khoảng 34,5 tỷ đồng do mưa dông

Ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ chịu thiệt hại vô cùng nặng nề khi hàng trăm ha lúa, ngô, chuối, rau màu... bị đổ ngã và không thể phục hồi.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ngồi ở nhà, người dân Huế vẫn được cấp phiếu lý lịch tư pháp

THỪA THIÊN - HUẾ Từ ngày 22/4, người dân Huế có tài khoản định danh điện tử VNeID mức độ 2 sẽ thực hiện thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh VneID.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm