| Hotline: 0983.970.780

Sưa bị đeo... gông

Thứ Ba 30/03/2010 , 10:39 (GMT+7)

Ngoài công viên Thống Nhất, hơn 30 cây sưa đang phải “oằn mình” sống với hàng trăm chiếc gông sắt.

Sáng ngày 29/3, TAND TP Hà Nội mở phiên toà xét xử 35 bị can liên quan đến vụ chặt trộm sưa năm 2009. Trong khi đó, ngoài công viên Thống Nhất cách toà không xa, hơn 30 cây sưa đang phải “oằn mình” sống với hàng trăm chiếc gông sắt.

Bảo vệ sưa kiểu trời ơi!

Trước đây, sưa là một loại cây chẳng mấy ai biết đến. Chỉ sau khi xảy ra hàng loạt những vụ cắt trộm sưa thì giá trị của loại cây này mới được người ta lưu tâm. Ai thường đi dạo trong công viên Thống Nhất đều không lạ lẫm gì với cây sưa. Nhưng trong khoảng 2 năm trở lại đây một việc làm của BQL công viên Thống Nhất là dùng hàng chục chiếc gông sắt đóng chi chít vào thân cây sưa khiến người dân bất ngờ.

Sáng ngày 29/3, có mặt tại công viên Thống Nhất, cổng phía đường Lê Duẩn chúng tôi vô cùng sửng sốt khi nhìn thấy những hình ảnh thật khó hiểu. Hơn 30 cây sưa từ số 1 đến số 38 (theo số đánh dấu của công viên) hầu hết đều bị những cây sắt ghim chặt vào thân. Cây bị ghim ít nhất là 6 cái đinh, cây nhiều nhất lên tới 42 cái đinh, còn những cây khác đều mang trên mình từ 15 – 25 chiếc đinh sắt. Tất cả đều là sắt phi 10 - 12, dài 20cm được đánh cụp hai đầu đóng xen kẽ với nhau thành ba hàng dọc từ gốc lên ngang thưng cây sưa.

Theo quan sát của chúng tôi cây sưa số 1 bị đóng 42 cái đinh và cây sưa số 17 bị đóng 21 cái đinh có dấu hiệu bị sâu và rụng lá, những chỗ bị đóng đinh vỏ cây đã bị bong tróc, sần sùi trông rất thê thảm. Tất cả những chiếc đinh được đóng vào thân cây sưa đều đã bị gỉ sét điều này chứng tỏ nó đã được đóng từ khá lâu. Tất cả những cây sưa bị đóng đinh, lá bị vàng, trông rất xấu và phát triển kém hơn những cây không bị đóng.

Đối phó cái khó bằng cái dại

Sưa còn có tên gọi khác là trắc thối hay huê mộc vàng, tên gọi quốc tế là Dalbergia tonkinensis Prain, là một loài cây thân gỗ thuộc họ đậu. Là cây gỗ nhỡ, lá màu xanh, khi trưởng thành cao từ 10-15m. Có hai loài sưa chính là sưa trắng và sưa đỏ, sưa trắng cho hoa đẹp quả to nhưng giá trị gỗ không bằng sưa đỏ. Sưa phân bố chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ và một số tỉnh ở miền Bắc.

Tại sao lại phải dùng hàng trăm chiếc gông sắt ghim vào cây sưa, và ghim vào đó mục đích để làm gì? Khi chúng tôi gặp được ông Phạm Tân Thành – GĐ Xí ngiệp Dịch vụ văn hóa và phục vụ công cộng, đơn vị trực tiếp quản lý cây xanh trên địa bàn TP Hà Nội thì thắc mắc đã được trả lời. Ông Thành cho biết: Năm 2007 và năm 2009 công viên Thống Nhất đã bị các “sưa tặc” cưa trộm mất 3 cây. Để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho cây sưa, đơn vị đã cử 28 bảo vệ túc trực 24/24 ở công viên. Mặt khác, sau khi nghĩ mãi không ra được cách nào ưu việt hơn, XN đã quyết định chọn giải pháp đóng đinh vào thân cây sưa để các “sưa tặc” phải đầu hàng.

Theo như lời ông Thành nói thì việc đóng đinh vào cây sẽ không có ảnh hưởng gì đến quá trình phát triển của cây. Sau khi lớn lên các vỏ cây sẽ tự trùm lên các vết thương đó. Không biết lời của ông Thành sau này có đúng hay không, nhưng hiện nay hơn 30 cây sưa xấu số đang phải “oằn mình” sống chung với hàng trăm chiếc gông sắt. Chỗ bị đóng đinh nhựa cây chảy ra thành một vệt đen dài y như cây đang khóc vì bị tra tấn. Một số cây đã bị sâu tấn công vào chỗ vết thương tai ương đó, nếu cứ tiếp tục sưa sẽ bị chết.

Việc dùng sắt ghim vào thân cây sưa ở công viên Thống Nhất không biết có phải là một phương án tối ưu để bảo vệ cây sưa hay không? Nhưng nhiều cho rằng, người nghĩ ra cách làm đó là một người tối dạ. Cứu sưa như thế bằng mười giết sưa.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất