| Hotline: 0983.970.780

Sức mạnh đáng gờm súng phóng hỏa của Thủy quân lục chiến Mỹ

Thứ Bảy 10/03/2018 , 07:40 (GMT+7)

Trang tin Wearethemighty.com (WTC) của Mỹ ngày 8/3 vừa cập nhật 5 điều về sức mạnh đáng gờm của súng phóng hỏa của Thủy quân lục chiến Mỹ.

1. Vài nét trích ngang về súng phóng hỏa

Súng phóng hỏa có từ thế kỷ thứ 5 sau CN nhưng nay đã qua cải tiến nhiều lần

Súng phóng hỏa hay còn gọi là ‘vũ khí hỏa thần” hoặc cối xay lửa (Flamethrowers) là khí tài cổ xưa, có sức tàn phá đáng gờm trên chiến trường.  Được thiết kế để “quét sạch” các cơ sở hạ tầng đối phương, nhất là hầm hào, boongke. Súng phóng hỏa lần đầu được dùng cho chiến đấu là thời kỳ đầu của Thế chiến I, nó tạo ra sự kinh hoàng thực sự cho quân đội Anh và Pháp.

Nguyên thủy, những chiếc cối xay lửa này có từ thế kỷ thứ 5 sau CN, khi các ống phóng hỏa được làm chứa đầy than hoặc lưu huỳnh để tạo ra một "ngòi nổ" làm cháy ngọn lửa bằng cách dùng hơi thổi của chiến binh.

Khẩu súng phóng hỏa đầu tiên của Mỹ có kích thước nhỏ, kèm bình chứa đầy xăng và một viên đạn làm nhiệm vụ kích cháy.
 

2. Súng phóng hỏa là vũ khí hăm dọa

Mục đích chính của súng phóng hỏa là để hăm dọa

Súng phóng hỏa được dùng trong Thế chiến I có độ chính xác cực cao ở tầm bắn từ 20 đến 30 feet (6-9m), với nhiệt độ khoảng 3.000 độ C. Một khi phát hỏa, nó không chỉ gây hỏa hoạn mà còn gây ra nhiều thiệt hại khác cho con người và môi trường.
 

3. Từng là thần hộ mệnh cho Thủy quân lục chiến tại Guadalcanal

Súng phóng hỏa được dùng tại chiến dịch Guadalcanal

Có khoảng 40 khẩu súng phóng hỏa đã được Thủy quân lục chiến Mỹ sử dụng tại chiến dịch Guadalcanal. Vào thời điểm này, súng phóng hỏa chỉ được sử dụng như một vũ khí hỗ trợ nhưng đã phát huy tác dụng và thành công ngoài sức tưởng tượng của con người.

Chiến dịch Guadalcanal, còn gọi là Trận Guadalcanal hay gọi theo tên mã của Đồng Minh là Chiến dịch Watchtower, diễn ra từ ngày 7 tháng 8 năm 1942 đến ngày 9 tháng 2 năm 1943 tại đảo Guadalcanal và khu vực phụ cận tại quần đảo Solomon của Mặt trận Thái Bình Dương trong Chiến tranh Thế chiến II. Việc tranh chấp diễn ra ác liệt cả trên bộ, trên biển và trên không. Đây la chiến dịch tấn công lớn đầu tiên của phe Đồng Minh chống lại Đế quốc Nhật Bản sau một thời gian dài phòng ngự.
 

4. Súng phóng hỏa không có ý định để tiêu diệt người

Súng phóng hỏa được thiết kế để hăm dọa chứ không tiêu diệt

Trái ngược với những gì được thấy trong phim ảnh, vũ khí này được thiết kế để dọn sạch “cơ sở hạ tầng” của đối phương tại những khu vực khó tiếp cận như bunker, hang động hay đường hầm. Bằng cách đốt cháy oxy trong khu vực, ngọn lửa đã nhanh chóng lan tỏa, đẩy lùi đối phương ra khỏi cuộc chiến. Nói cách khác, súng phóng hỏa  được thiết kế chủ yếu để hăm dọa, làm mất khả năng của đối phương chứ không tiêu diệt, giết chết con người.
 

5. Súng phóng hỏa chuyển từ dùng xăng sang gel

XL18 Flamethrower, phiên bản súng phóng hỏa mới của Mỹ, giá 3.199 USD

Khi công nghệ tiên tiến, súng phóng hỏa quân sự đã được cải tiến từ phun xăng sang dùng nhiên liệu dạng gel dễ cháy. Ưu điểm của việc sử dụng gel là ngọn lửa có thể vươn xa hơn, đốt cháy nhiều mục tiêu khó tiếp cận.

(Theo Wearethemighty.com - 3/2018)

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hỗ trợ để sản xuất phát thải thấp cho 200 nghìn ha lúa ở ĐBSCL

AN GIANG 10 doanh nghiệp liên kết với các HTX và nông dân 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang sẽ được hỗ trợ để sản xuất lúa phát thải thấp với diện tích 200.000ha.