| Hotline: 0983.970.780

Sức mua ở đâu?

Thứ Sáu 18/05/2012 , 10:21 (GMT+7)

Hiện nay phần lớn các đơn vị sản xuất đều nằm trong tình trạng hàng hóa bị ứ đọng vì không tiêu thụ được.

Người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, doanh nghiệp bị tồn đọng sản phẩm, thiếu vốn lưu động và buộc phải giảm quy mô sản xuất, cắt giảm lao động… Đó là thực trạng mà Chính phủ và DN đều lo ngại. Vậy Chính phủ phải làm gì, DN sẽ tìm đầu ra ở đâu?

>> Mệnh lệnh hành chính và yếu tố “bất ngờ”
>> Cần giải cứu khẩn cấp!
>> Kinh tế VN và nguy cơ đình - lạm?

Sản xuất chỉ thực hiện được khi sản phẩm sản xuất ra đến đâu được bán đến đấy. Có như vậy doanh nghiệp mới thu hồi được vốn, tốc độ quay vòng vốn cao. Song, hiện nay phần lớn các đơn vị sản xuất đều nằm trong tình trạng hàng hóa bị ứ đọng vì không tiêu thụ được. Nhiều doanh nghiệp ở các tỉnh Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Bắc Giang, Bắc Ninh… phải cắt giảm lao động thậm chí còn bị phá sản và giải thể do không còn vốn sản xuất, không có tiền để trả cho lao động. Xã hội đang bàn về việc làm thế nào để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn với lãi suất thấp để khôi phục sản xuất nhưng trên thực tế, vấn đề nguồn vốn hiện nay chỉ là một trong những điều kiện cần nhưng không phải cốt lõi. Điểm khó khăn mấu chốt là phải tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm bởi sức mua của những thị trường cũ đã gần như tê liệt.


Đưa hàng hóa về nông thôn

Theo nghiên cứu của Cty nghiên cứu thị trường TNS thì hiện nay ở nông thôn Việt Nam vẫn còn cầu tiềm năng lớn về hàng hóa: 95% gia đình nông thôn được hỏi cho biết sẵn sàng mua tivi, 92% có thể mua bếp điện hoặc gas, 33% có thể mua máy cassette, 30% muốn mua tủ lạnh, máy giặt và 9% muốn mua máy tính… Như vậy, vùng nông thôn đang chiếm giữ trên 60% tổng GDP và có số lượng tiêu dùng nhiều gấp 3 lần khu vực thành thị. Nhưng số lượng doanh nghiệp quan tâm thực sự đến xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm của mình tại khu vực nông thôn chưa nhiều, các doanh nghiệp vẫn còn quan niệm thị trường nông thôn chỉ dành cho các sản phẩm rẻ tiền và mãi lực yếu kém nên lâu nay vẫn chỉ tập trung vào thị trường thành thị và xuất khẩu.

Theo PGS.TS Vũ Thành Hưng, Phó Viện trưởng Viện Quản trị Kinh doanh - ĐH Kinh tế Quốc dân thì tuy khu vực nông thôn người dân thu nhập thấp nhưng đây là thị trường rộng lớn và nhạy cảm về giá, có thể coi như vùng đệm có tác dụng “giảm sốc suy thoái” của nền kinh tế. Thứ nhất, do đặc điểm của nông nghiệp, nông thôn nước ta mà trong thời điểm suy giảm kinh tế diễn ra rất mạnh ở thành thị thì khu vực nông thôn vẫn tương đối “bình tĩnh” hơn.

Thứ hai, vùng nông thôn tương đối nhạy cảm về giá nên các chương trình khuyến mại, giảm giá của doanh nghiệp có nhiều cơ hội để tạo mãi lực lớn hơn nhiều so với khu vực thành thị mà cạnh tranh khuyến mại đã trở nên quá quen thuộc.

Mặt khác, do các doanh nghiệp trong nước phần đông là sản xuất kinh doanh các sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu như may mặc, lương thực, thực phẩm, đồ gia dụng… vì vậy nên khi kinh tế khủng hoảng các nhu cầu này vẫn luôn có và khá ổn định ở khu vực nông thôn. Trên quan điểm đó ông Hưng cho rằng cơ hội sẽ mở ra đối với doanh nghiệp nào nhanh chân tận dụng, khai thác các yếu tố điều kiện trên tất nhiên bên cạnh sự nỗ lực cố gắng tự thân các doanh nghiệp trong nước cũng rất cần có chính hỗ trợ của Nhà nước.

Thậm chí nhân cơ hội này Chính phủ có thể tính đến phương án hỗ trợ doanh nghiệp “chiếm” lại thị phần tiêu dùng trong nước đang bị nhiều hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Hàn Quốc đè bẹp. Góp ý về chính sách của Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp tạo dựng thị trường nội tiêu, PGS.TS Phạm Quang Trung, Phó Hiệu trưởng ĐH KTQD kiến nghị nhà nước để ra một khoản ngân sách đặc biệt để xây dựng “chương trình khuyến khích phát triển thị trường nội địa” như một khoản “kích cầu” đặc thù ưu tiên cho một số ngành mà tiềm năng đầu ra nội địa lớn và ngành sử dụng nhiều lao động như: dệt may, da giày, thủ công nghiệp, nhựa dân dụng, chế biến nông sản, thủy sản…

Với chương trình này, Chính phủ sẽ giúp doanh nghiệp chủ yếu ở khâu tiêu thụ sản phẩm thông qua việc tổ chức các hội chợ, đưa hình ảnh của các doanh nghiệp đến với khu vực nông thôn, quảng bá sản phẩm rộng rãi. Kèm theo đó doanh nghiệp tham gia chương trình sẽ cam kết đưa ra chương trình khuyến mại. Một chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bán hàng như vậy chắc chắn sẽ hiệu quả hơn việc miễn thuế, giãn thuế hay hạ lãi suất trong khi doanh nghiệp vẫn “bí bách” không có đầu ra.

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Tháp cao tầng là biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Cùng chiêm ngưỡng những tòa cao ốc đã và đang góp phần quảng bá hình ảnh của các thành phố và quốc gia lớn trên thế giới.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất