| Hotline: 0983.970.780

Sức người xứ Quảng

Thứ Bảy 29/08/2015 , 08:16 (GMT+7)

Qua 4 năm triển khai xây dựng NTM, ngoài nguồn lực của Nhà nước đầu tư xây dựng thì các cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh Quảng Nam không đứng ngoài cuộc. 

Người góp đất, người góp sức… đã khiến bộ mặt nông thôn thay đổi nhanh chóng.

Điểm sáng Bình Lâm

Về xã Bình Lâm của huyện Hiệp Đức, tôi chứng kiến những cánh đồng lúa xanh rì, những ngôi trường mới khang trang, những dãy nhà còn thơm mùi vôi vữa, những con đường rộng thoáng vừa được bê tông hóa… tạo ra cho nơi đây một luồng sinh khí mới.

Ông Trần Đoàn Minh Hiệp, Chủ tịch UBND xã bảo rằng, có được như ngày hôm nay là nhờ sự hỗ trợ hết sức tích cực từ cấp trên và tinh thần đoàn kết, chung tay góp sức của cán bộ, nhân dân địa phương trong việc xây dựng mô hình xã NTM.

Theo ông Hiệp, ngày 25/2/2013 Bình Lâm chính thức phát động thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM. Qua khảo sát, đánh giá thì thời điểm đó xã mới chỉ đạt 7/19 tiêu chí.

Để quá trình triển khai mang lại thành công lớn, sau khi có hướng dẫn của các ngành chức năng, Đảng ủy xã Bình Lâm khẩn trương thành lập Ban chỉ đạo xây dựng NTM và yêu cầu UBND xã thành lập Ban quản lý cấp xã, Ban phát triển ở các thôn.

Từ năm 2013 đến nay, bằng nhiều nguồn vốn huy động, Bình Lâm đã chi hơn 50 tỷ đồng để thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM.

Theo đó, với số tiền trên, địa phương tập trung hỗ trợ nông dân phát triển SX nhằm nâng cao thu nhập. Đặc biệt, xã chú trọng thi công đồng bộ kết cấu hạ tầng thiết yếu, đảm bảo phục vụ tốt đời sống dân sinh.

Ông Hiệp chia sẻ, theo kế hoạch ban đầu, đến năm 2020, Bình Lâm sẽ trở thành xã NTM. Thế nhưng, cuối năm 2013 địa phương được UBND tỉnh chọn bổ sung vào diện 60 xã điểm hoàn thành NTM trong năm 2015.

Đây là vinh dự rất lớn nhưng cũng là áp lực không nhỏ đòi hỏi cấp ủy, chính quyền, nhân dân phải nỗ lực hết mình trong quá trình thực hiện.

“Nhờ quyết liệt triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nên tính đến đầu tháng 6/2015, Bình Lâm đã đạt được 12 tiêu chí do Trung ương quy định gồm: Quy hoạch, điện, nhà ở dân cư, bưu điện, thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, hình thức tổ chức SX, giáo dục, y tế, môi trường, hệ thống chính trị, an ninh trật tự.

Còn lại 7 tiêu chí là văn hóa, chợ nông thôn, cơ sở vật chất văn hóa, hộ nghèo, giao thông, thủy lợi, trường học đều ở ngưỡng đạt và chúng tôi sẽ phấn đấu hoàn thành vào cuối năm nay”, ông Hiệp nói.

Đổi đất lấy đường

Thời gian qua, cùng với việc tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để hình thành các mô hình SX mang lại hiệu quả kinh tế cao thì hội viên nông dân trên địa bàn huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) còn tự nguyện dỡ bỏ tường rào, cổng ngõ, hiến đất mở đường và nỗ lực bảo vệ môi trường, góp phần thực hiện hoàn thành các tiêu chí NTM.

10-53-04_nh-2
Giao thông nội đồng được bê tông hóa

Khi mới bắt tay vào thực hiện Chương trình NTM, nhiều địa phương ở Duy Xuyên chọn tiêu chí giao thông làm khâu đột phá nhằm tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng muốn có con đường rộng rãi, đáp ứng nhu cầu hiện nay thì đòi hỏi mỗi người dân phải hiến đất mở đường.

Ông Lê Sao trú tại thôn La Tháp Tây, xã Duy Hòa cho biết, ngay từ đầu bản thân ông chẳng hiểu xây dựng NTM là gì và có suy nghĩ mang tính lợi ích cá nhân.

Thế nhưng, qua mỗi lần đi họp ở thôn cũng như ở xã, ông dần dần nắm bắt chủ trương của Đảng và Nhà nước rồi tự giác thực hiện trước, vận động mọi người làm theo.

Ông Sao chia sẻ: “Khi thi công tuyến đường chính của thôn có chiều dài 1.200m, rộng 6m, tôi tự nguyện hiến 150 m2 đất vườn, đập bỏ tường rào di dời vào trong và xây dựng lại tốn hết 30 triệu đồng nhưng không hề đòi hỏi bất cứ quyền lợi gì.

Ngược lại, tôi còn đi vận động các hộ xung quanh cùng chung sức sớm hoàn thành con đường để đưa vào sử dụng”.

Với suy nghĩ rằng, trong xây dựng NTM người dân đóng vai trò chủ thể và hưởng lợi trực tiếp nên gia đình ông Phạm Minh (thôn Trà Kiệu Tây, xã Duy Sơn) tự nguyện hiến gần 200 m2 đất vườn, đóng góp 92 ngày công lao động đổ bê tông các tuyến đường giao thông trong thôn.

Ông Minh hồ hởi: “Làm đường giao thông phục vụ cho chính mình nên ở thôn này ai cũng xung phong hiến đất.

Không những vậy, trong quá trình thi công, già trẻ, trai gái mỗi người đảm nhận mỗi công việc và biến nơi đây trở thành ngày hội của tinh thần đoàn kết, gắn bó tình làng nghĩa xóm”.

Bây giờ về Duy Xuyên, chuyện người nông dân hiến đất, mở đường xây dựng NTM đã trở thành việc làm thường xuyên. Dẫu biết rằng mỗi mét vuông đất đều có giá trị lớn song họ vẫn không hề tính toán thiệt hơn.

Sức trẻ

Mặc cho cái nóng oi bức của những ngày giữa tháng 8, gần 150 đoàn viên thanh niên ở xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên vẫn hăng hái ra quân phát quang cây cối, bụi rậm, mở rộng hành lang tuyến đường giao thông nông thôn Mỹ Phước - Hà Nhuận với chiều dài 3km, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổ bê tông.

10-53-04_nh-3
Tuổi trẻ Quảng Nam chung sức xây dựng NTM

Đồng thời, tiến hành nạo vét 300m kênh mương nội đồng tại thôn Lang Châu Nam nhằm chủ động cung ứng nguồn nước tưới cho các loại cây trồng trong vụ SX hè thu 2015.

Lau vội những giọt mồ hôi lấm tấm trên khuôn mặt, anh Đặng Ngọc Trung, Bí thư Đoàn xã Duy Phước, cho biết, đây mới chỉ là hai trong số rất nhiều phần việc mà tuổi trẻ địa phương đảm nhận thực hiện, góp phần hoàn thành 19 tiêu chí về xây dựng NTM.

“Thời gian qua, ngoài việc ra quân tiêu diệt cây mai dương, thu gom rác thải trong cộng đồng dân cư thì mỗi cán bộ, đoàn viên ở xã Duy Phước cũng luôn tích cực nghiên cứu, học tập những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả và áp dụng bài bản các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình SX.

Đồng thời, cùng góp vốn quay vòng nhằm giúp đỡ lẫn nhau trong phát triển kinh tế hộ, tư vấn giới thiệu cho nhiều thanh niên vào làm việc ở các Cty, xí nghiệp để có nguồn thu nhập ổn định.

Bên cạnh đó, cũng thường xuyên vận động gia đình, bà con hàng xóm hiến đất mở đường GTNT, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển”, anh Trung nói.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm