| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 10/06/2019 , 08:38 (GMT+7)

08:38 - 10/06/2019

Suýt nữa, dân ta còng lưng đóng phí hơn 2 thế kỷ

Qua kiểm toán 61 dự án BOT giao thông, kiểm toán nhà nước đã giảm tổng số 222 năm thu phí của 61 dự án đó.

Ảnh minh họa.

Quả là một con số khủng khiếp! 222 năm, nghĩa là hơn 2 thế kỷ. 222 năm, nhân với mỗi năm bình quân 365 ngày, thành 81.000 ngày. Nếu mỗi ngày 61 trạm thu phí đó thu được tổng cộng 1 tỷ đồng, thì con số đó là 81.000 tỷ. Đó mới chỉ là con số của 61 dự án.

Trên đất nước ta, còn cả trăm dự án khác. Nếu kiểm toán hết, thì con số chắc chắn không dừng ở con số 81.000 tỷ đồng. Con số đó cho thấy sự gian lận vô cùng lớn của các dự án BOT giao thông. Nếu không có kiểm toán, thì người tham gia giao thông Việt Nam đã phải còng lưng đóng phí khống đến hơn 2 thế kỷ, còn núi tiền khổng lồ đó sẽ vào túi các nhà đầu tư một cách ngon lành.

Chỉ ra được con số gian lận đó, có thể nói là công lao rất lớn của cơ quan kiểm toán. Bởi trước khi vào kiểm toán, theo ông Bùi Văn Phương, ĐBQH tỉnh Ninh Bình tại kỳ họp thứ 7 quốc hội khóa XIV này, thì có hai bộ đã quyết liệt ngăn cản kiểm toán nhà nước vào cuộc, đó là bộ GT-VT và bộ KH-ĐT.

Bộ KH-ĐT thì ra mặt tranh luận với kiểm toán nhà nước rằng không thể kiểm toán các dự án BOT giao thông. Còn “bộ GT-VT, dù không nói thẳng là không cho kiểm toán, nhưng cả hai bộ đều cho thấy không muốn kiểm toán, với rất nhiều lí do, trong đó có lí do rằng đây là dự án của các nhà đầu tư tư nhân”, ông Bùi Văn Phương đã nói với báo chí như vậy.

Nhưng cơ quan kiểm toán nhà nước vẫn quyết tâm vào cuộc. Và kết quả như đã nói ở trên.

Tại sao hai bộ đó lại có ý ngăn cản, không cho cơ quan kiểm toán vào cuộc ? Mục đích của kiểm toán là làm rõ số tiền mà nhà đầu tư đã bỏ ra để đầu tư vào dự án giao thông BOT. Với số tiền đó, thì thời gian thu phí để hoàn vốn và đảm bảo phần lãi cho nhà đầu tư bao nhiêu năm là đủ theo quy định của pháp luật.

Qua kiểm toán, tất cả đều minh bạch. Vì sao dự án là của các nhà đầu tư tư nhân lại không thể kiểm toán được? Nhà đầu tư tư nhân thì không chịu sự điều chỉnh của pháp luật hay sao? Lập luận trên thật ngô nghê, khiến cho ai nghe được cũng phải bật cười. Ấy thế mà đó lại là phát ngôn của hai bộ có quyền lực là bộ GT-VT và bộ KH-ĐT.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm