| Hotline: 0983.970.780

Suýt sập bẫy nhà ngoại cảm rởm

Thứ Ba 30/11/2010 , 10:39 (GMT+7)

Tin vào lời giới thiệu của ông chủ tịch quận nọ, chúng tôi đã tìm đến gặp “thầy”. Chẳng biết “thầy” làm thế nào mà nhà tôi cứ mê lên…

Vợ chồng ông Phí Văn Kỷ kể lại câu chuyện
Ông Phí Văn Kỷ kể tiếp:

Do thời gian quá lâu, lại nóng lòng muốn tìm thấy mộ của em trai. Nhất là những năm qua, rộ lên tin đồn hết nhà ngoại cảm này đến nhà ngoại cảm khác đã giúp rất nhiều thân nhân của liệt sỹ tìm được hài cốt của con em mình nên anh em tôi cũng đã mấy lần tìm đến họ. Như phần trước đã nói, là một nhà “ngoại cảm” đã quả quyết rằng Cương hy sinh ở Bình Phước, và ba em An, Nhàn, Sen của tôi đã lặn lội vào đó hai lần, nhưng chẳng có kết quả gì.

>> Tôi đi tìm mộ em trai

Trong khi đó anh Phu, rồi anh Vy, những người là đồng đội của em tôi đều nói rằng Cương hy sinh ở Tây Ninh, thì vào quãng cuối tháng 9 năm 2010, một ông chủ tịch quận, người quen của chú em tôi là Phí Văn Nhàn, đã giới thiệu Nhàn với một “nhà ngoại cảm” tên là P.N.

Tin vào lời giới thiệu của ông chủ tịch quận nọ, chúng tôi đã tìm đến gặp “thầy”. Không biết “thầy” N. quê quán ở đâu, gốc gác thế nào, tài năng ra làm sao, chỉ biết “thầy” thuê nhà ở phường Phú Thượng, quận Tây Hồ. Mấy anh em đến, “thầy” thiết lập đàn tràng, bày lễ lạt ra rồi…thượng đồng, tuyên bố triệu hồn em tôi về cho “nhập” vào nhà tôi. Chẳng biết “thầy” làm thế nào mà nhà tôi cứ mê lên…

Bà Phạm Thị Hiền, vợ ông Kỷ, cho biết :

- Không, lúc đó tôi hoàn toàn không mê. Đầu óc tôi vẫn tỉnh táo. Chỉ có điều tôi cứ trả lời mụ N. này như một cái máy. Ví dụ mụ hỏi tôi (vì lúc đó mụ đã “triệu hồn chú Cương nhập vào tôi” rồi , nên tôi chính là…chú Cương mà) là “anh hy sinh ở Quảng Trị, phải không ?” thì tôi lắc. Mụ lại hỏi “anh hy sinh ở Thừa Thiên- Huế phải không?”, tôi lại lắc. Rồi hỏi tiếp mấy tỉnh nữa, tôi đều lắc. Đến lúc mụ hỏi “anh hy sinh ở Đồng Nai, phải không?”, thì tôi gật. Lại hỏi tiếp “anh hy sinh ở huyện nào, có phải huyện Trảng Bom không?”, tôi lại gật. Hỏi “anh hy sinh tháng chín, phải không?”, tôi gật. Hỏi mấy ngày trong tháng 9, tôi lắc, đến một ngày thì tôi gật.

Thật tôi cũng không hiểu ra sao nữa. Hình như bằng một cách nào đó, mụ điều khiển tôi phải gật, lắc theo ý mụ. Tôi thường nghe người ta nói đến chuyện thôi miên, không biết có phải lúc đó tôi bị mụ ta thôi miên không, chỉ biết là mình hoàn toàn không làm chủ được mình…

Ông Phí Văn Kỷ đỡ lời vợ:

- Thượng đồng xong, “thầy” N. “thăng”, và quả quyết với gia đình tôi rằng em tôi “chết trận” ở huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, trong một trận đánh “rất ác liệt”, xẩy ra vào tháng 9 năm 1969, được mai táng ở “gần mặt trận”. Muốn tìm được hài cốt thì phải đi ngay ngày hôm sau, nếu không thì không bao giờ tìm thấy. Và nếu đi thì chỉ trong một ngày là tìm thấy. Người nhà tôi đi bao nhiêu tùy ý, nhưng phải có “thầy” và một đệ tử của “thầy” đi cùng.

Đi máy bay vào thành phố Hồ Chí Minh, “thầy” và đệ tử của “thầy” phải đi vé hạng thương gia (VIP), mà phải là vé khứ hồi. Vào đến nơi, hai “thầy”- trò phải ở khách sạn hạng sang, còn người nhà tôi ở đâu tùy ý. Trong quá trình tìm hài cốt, “thầy” sẽ “chỉ đạo” bằng điện thoại từ khách sạn…“Thầy” ra lệnh cho gia đình tôi: phải chuẩn bị một phong bì 3,5 triệu, một phong bì 500 ngàn, một cái lễ 2,5 triệu. Xe do “thầy” bố trí, tiền xe hết 7,5 triệu, sáng hôm sau xuất phát, tìm, đào, bốc hài cốt trong ngày là xong. Hôm đó đã là giáp ngày đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội. Riêng vé máy bay đi lại cho chuyến đi này đã mất gần 22 triệu đồng.

Thú thật là lúc đó, không chỉ riêng nhà tôi mà tất cả các em trai, em dâu tôi cũng đều tin. Thì rõ ràng là “hồn” em tôi hiện lên, “nhập” vào người đang sống để quả quyết rằng mình chết ngày ấy tháng ấy, ở chỗ ấy, còn gì nữa mà không tin? Vào đến nơi, “thầy” dẫn đệ tử của mình tót vào một khách sạn bốn sao. Từ chỗ trọ, mấy anh em tôi bàn nhau: Mọi thông tin mà chúng tôi nắm được đều nói Phí Văn Cương hy sinh ở Tây Ninh. Sao “thầy” lại quả quyết em tôi “chết trận ở Trảng Bom, Đồng Nai”? Chuyện này có điều đáng ngờ.

Hai phóng viên của tạp chí “Rừng và Môi trường” (tôi làm Phó Tổng Biên tập tạp chí này), thường trú ở trong Nam, biết tin tôi vào tìm hài cốt của em, cũng tìm đến chơi. Vốn là những người rất am hiểu, thông tỏ về đất Đồng Nai, cả hai đều khẳng định không hề có một trận đánh nào xẩy ra vào ngày ấy, tháng ấy như lời phán của “thầy”. Lúc đó, cả nhà tôi mới giật mình tỉnh ngộ: Mắc bẫy rồi, bị lừa rồi. Vợ chồng tôi quyết định gọi đến khách sạn gặp “thầy” N., tuyên bố “phá hợp đồng”.

Nghe tôi thông báo chuyện đó, “thầy” làm ầm ĩ lên, “thầy” đe gia đình tôi là: “Không nghe lời tôi, nếu sau này gặp tai họa gì thì gia đình hoàn toàn chịu trách nhiệm, lúc đó có mời tôi tôi cũng không giúp nữa đâu”. Rồi “thầy” dẫn ra chuyện một gia đình khác, cũng đến nhờ “thầy” tìm mộ của thân nhân. “Thầy” đã chỉ rõ nơi thân nhân nằm rồi nhưng cuối cùng thì “lòng không thành”, không chịu tin “thầy” mà lại đi “tin nhảm tin nhí” nên không nhờ “thầy” nữa. “Thầy” bảo:

- Người nhà nhập vào tôi (tức “thầy” N.), lên miệng mắng cho một trận, và bảo “tao sẽ bẻ hết chân tay chúng mày”. Kết quả là sau đó, một đứa con của nhà ấy gẫy tay, đứa khác thì gẫy chân. Đấy tôi bảo thật cho mà biết, còn thì tùy ông bà

Mặc kệ “thầy” muốn nói thế nào thì nói, chúng tôi ra về. Cũng may mà tỉnh ra sớm, chứ không thì toi mất hơn chục triệu cả xe cộ lẫn lễ lạt. Hôm sau, đúng vào ngày khai mạc Đại lễ ngàn năm Thăng Long - Hà Nội, tàu xe đều chật ních người, mấy chú em tôi nhanh chân kiếm được vé tàu hỏa nên ra được. Còn tôi, kẹt trong đó đúng một tuần. May mà trong đó có nhiều bạn bè, anh em. Nghĩ thật không cái dại nào giống cái dại nào.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cần Thơ điều chỉnh, ban hành lại quy chế họp báo gây tranh cãi

Sở Thông tin và Truyền thông TP Cần Thơ sẽ tham mưu UBND thành phố tiếp tục điều chỉnh một số nội dung trong quy chế họp báo và ban hành lại cho phù hợp.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm