| Hotline: 0983.970.780

SV 181 chất lượng cao, siêu năng suất

Thứ Sáu 08/05/2015 , 06:15 (GMT+7)

Về TGST, giống lúa SV 181 là 100 - 103 ngày trong khi các giống khác dài hơn 5 - 7 ngày. Ngoài ra, SV 181 cứng cây, chống chịu tốt với gió. 

Cái nắng gay gắt của miền Trung trong những ngày đầu tháng 5/2015 như chợt dịu lại khi hàng trăm đại biểu là nông dân, cán bộ nông nghiệp của các địa phương trong tỉnh Quảng Bình đến cánh đồng lúa rộng mênh mông ở xã Vạn Ninh (huyện Quảng Ninh).

Những ruộng lúa SV 181 do Cty TNHH MTV Giống cây trồng (Cty CP TCty Nông nghiệp Quảng Bình) SX và cung ứng đang khoe bông chín vàng.

Ông Nguyễn Văn Thế, Chủ tịch UBND xã Vạn Ninh khẳng định: “Sau chuyến tham quan mô hình lúa SV 181 tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, tôi đã chỉ đạo nông dân trong xã thực hiện mô hình cho vụ ĐX này. Thực tế cho thấy, SV 181 vượt trội về nhiều tiêu chí so với các loại giống mà địa phương đã sử dụng lâu nay. Trong vụ HT tới, xã Vạn Ninh sẽ mở rộng siện tích giống SV 181 khoảng 300 ha…”.

Vào vụ ĐX, hơn 140 hộ nông dân ở HTX Vạn Phúc (xã Vạn Ninh) đã tham gia mô hình trình diễn giống lúa 191 trên diện tích 30 ha.

Ông Nguyễn Văn Thế kể lại: "Vào tháng 9 năm ngoái địa phương đã cử đoàn cán bộ chủ chốt của xã, các HTX, một số hộ SX tiêu biểu đi tham quan mô hình SX lúa giống SV 181 tại HTX Vĩnh An, xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Nhận thấy đồng đất của địa phương này không khác đồng đất của Vạn Ninh là bao, nhưng giống lúa mà họ SX thu được kết quả rất cao, năng suất lên đến 70 - 80 tạ/ha… Mọi người ai cũng trầm trồ và cho rằng đây là giống lúa chúng ta cần tìm.

Vụ ĐX 2014-2015, HTX Vạn Phúc đã mạnh dạn triển khai gieo trồng trên diện tích 30 ha giống SV 181 dưới sự hướng dẫn và cung ứng phân bón Sao Việt của TCty Nông nghiệp Quảng Bình mà trực tiếp là Cty TNHH MTV Giống cây trồng. Kết quả cho thấy, nông dân tham gia mô hình thắng lợi lớn”.

Trước khí thế của SV 181 trong vụ ĐX, vụ HT cũng là điểm mà các đại biểu dự hội thảo đầu bờ SV 181 quan tâm. Liệu Cty có cung ứng đủ giống cho nông dân? Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Xuân Kỳ, Phó TGĐ TCty Nông nghiệp Quảng Bình kiêm GĐ Cty TNHH MTV Giống cây trồng cho biết: “Theo lộ trình đến năm 2016, Cty mới đáp ứng đầy đủ giống SV 181 ở địa bàn tỉnh Quảng Bình cũng như trên phạm vi toàn quốc. Nhưng trước mắt đối với vụ HT trên địa bàn tỉnh, chúng tôi sẽ chuyển giống từ phía nam ra để phục vụ và tạo điều kiện thuận lợi cho bà con SX”.

Trên cánh đồng bạt ngàn lúa, ông Nguyễn Văn Kính, Chủ nhiệm HTX Vạn Phúc phấn khởi đi tới đi lui để giới thiệu cho các đại biểu về những đặc tính vượt trội của giống lúa SV 181 mà ông và bà con đã thực hiện.

Ông Kính hồ hởi: “Lâu nay chúng tôi luôn trăn trở với giống lúa, chọn giống nào để bảo đảm "né" được thiên tai, có năng suất cao và thêm yếu tố chất lượng gạo tốt nữa để hạt gạo thực sự có giá trên thị trường. Qua SX, chúng tôi cho rằng SV 181 đã có đủ những điều đó.

Trước nay chúng tôi SX giống X21, X23 năng suất chỉ 50 - 55 tạ/ha , tiếp đó là lúa lai Nhị ưu 838 cũng chừng 55 - 60 tạ/ ha, còn với SV 181 đã đạt 70 tạ/ha. Về TGST, giống lúa SV 181 là 100 - 103 ngày trong khi các giống khác dài hơn 5 - 7 ngày.

Ngoài ra, SV 181 cứng cây chống chịu tốt với gió. Trong mấy ngày qua mưa lớn những thửa ruộng giống lúa khác ngã đổ khá nhiều còn giống SV 181 thì vẫn đứng vững. Điều đặc biệt nữa là trên lúa giống SV 181 cũng chưa thấy xuất hiện sâu bệnh”.

Ông Kính cũng tính toán nhanh những khoản lợi khi thực hiện giống SV 181 cho các đại biểu: “Chỉ tính riêng hai khoản là giá mua giống thấp hơn và mỗi ha SV 181 cho năng suất vượt trội hơn từ 0,5 - 1 tấn/ha so với các giống lúa khác là người nông dân đã có được trên 10 triệu đồng/ha rồi”.

Nói về giống SV 181, ông Phan Văn Khoa, GĐ Sở NN-PTNT Quảng Bình cho rằng, đây là giống chất lượng cao, ưu thế về năng suất, thời gian sinh trưởng ngắn… cần sớm đưa vào cơ cấu cho SX đại trà cả hai vụ ĐX và HT trên địa bàn toàn tỉnh.

Tuy nhiên, có hai điều mà ông Khoa lưu ý trước vụ HT: “Đây là giống chất lượng cao đã được TCty Nông nghiệp Quảng Bình dày công chọn tạo. Trong SX cần thực hiện đúng quy trình từ gieo, cấy, chăm sóc, chế độ phân bón, thuốc trừ sâu… để đạt hiệu quả cao đem lại lợi ích cho nông dân… Còn với nhà SX giống, cần tiếp tục chọn tạo để tăng độ thuần của giống và thực hiện tốt công tác cung ứng đáp ứng kịp thời cho nông dân trên địa bàn tỉnh”.

-nh-3-h-t-g-o150932972
Hạt gạo SV 181 chất lượng cao

Chúng tôi cũng đã kịp ghi lại nhận xét của những người có trách nhiệm về SX nông nghiệp ở một số địa phương đang “mục sở thị” trên đồng lúa Vạn Phúc. Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ nhiệm HTX Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn cho biết: "Giống này tốt, phù hợp với địa phương tôi, đặc biệt là ưu thế ngắn ngày. Vụ HT tới sẽ triển khai thay thế một số giống đang sử dụng trên diện tích 65 ha".

Từ nhiều năm nay, giống SV 191 đã được Cty chọn làm mô hình trình diễn, mô hình điểm tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Đăk Lăk, Đắc Nông... với tổng diện tích trên 150 ha.
Ngoài những tính năng vượt trội về TGST, chống chịu sâu bệnh, phù hợp với nhiều chất đất thì SV 181 đạt siêu năng suất từ 70 - 95 tạ/ha. Đặc biệt trên vùng đất Tây Nguyên, các điểm làm mô hình đều đạt 90 - 95 tạ/ha.

Còn ông Nguyễn Xuân Lâm, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Bố Trạch cho hay, địa phương sẽ triển khai giống mới SV 181 trên diện tích 500 ha trong vụ HT này.

Vụ ĐX 2014-2015, trên cánh đồng HTX Trung Đơn (xã Hải Thành huyện Hải Lăng), các nông dân Hồ Ôn, Hồ Sương, Nguyễn Thạnh cùng tham gia mô hình lúa SV 181 với diện tích mỗi hộ 5 sào. Ông Hồ Ôn bộc bạch: “Sau khi thu hoạch cho năng suất hơn 70 tạ/ha, nhiều bà con nông dân trong vùng đến xem. Ai cũng nói sẽ dùng SV 181 cho vụ tới. Khi nấu cơm, gạo SV 181 đổ ít nước mà dẻo, thơm, ăn mềm sướng lắm”.

Tại hội nghị đầu bờ được tổ chức ở tỉnh Quảng Trị, ông Trần Thanh Hiền, PGĐ Sở NN-PTNT Quảng Trị nói vui với các đại biểu: “Gặp giống SV 181 như một cậu con trai gặp một cô gái đẹp người đẹp nết. Làm sao mà không mê, không say...”.

Ông Hiền cũng chỉ đạo: “SV 181 là giống tiến bộ khoa học kỹ thuật đã đáp ứng được tiêu chí SX trên vùng đất Quảng Trị. Sở NN-PTNT chỉ đạo các địa phương mạnh dạn mở rộng thêm nhiều mô hình để đánh giá, khẳng định thêm và trên cơ sở đó đưa vào cơ cấu giống”.

Trao đổi với NNVN, ông Nguyễn Văn Bình, TGĐ TCty Nông nghiệp Quảng Bình cho biết: “DN đang thực hiện chiến lược chọn tạo bộ giống đáp ứng ở cả 3 tiêu chí ngắn ngày, năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt thay thế bộ giống lâu nay trên địa bàn tỉnh. SV 181 là một bộ giống chủ lực của chúng tôi trong tiến trình đó.

Thời gian vừa rồi bộ giống này đã trải qua 3 vụ khảo nghiệm trên diện rộng ở Quảng Bình và các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên. Qua đó khẳng định rằng SV 181 là giống lúa thơm chất lượng cao, ngắn ngày, siêu năng suất.

Nói siêu năng suất bởi một số tỉnh phía Nam đã đạt năng suất kỷ lục 95 - 100 tạ/ha. Điều đáng quan tâm nữa, đây là giống lúa thuần, không ai độc quyền về giống, sẽ làm giá giống không cao, có lợi cho nông dân”.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Bình, lần này DN chọn xã Vạn Ninh làm điểm nhấn sau cùng trên địa bàn trước khi “tung” giống ra cho nông dân toàn tỉnh. Trước thông tin này, nhiều nông dân đã mơ đến những mùa vàng bội thu. Mang về lợi nhuận cao trên cánh đồng để chẳng bõ công một nắng hai sương cùng cây lúa.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm