| Hotline: 0983.970.780

SX lúa ngoài quy hoạch rất nguy hiểm

Thứ Năm 27/09/2012 , 10:08 (GMT+7)

Thời gian qua giá lúa liên tục tăng, nhiều nông dân ở Kiên Giang đã bất chấp khuyến cáo của ngành chức năng, xé rào xuống giống lúa thu đông ngoài vùng quy hoạch.

Ông Mai Anh Nhịn
Thời gian qua giá lúa liên tục tăng, nhiều nông dân ở Kiên Giang đã bất chấp khuyến cáo của ngành chức năng, xé rào xuống giống lúa thu đông (TĐ) ngoài vùng quy hoạch tới hàng ngàn héc ta, gây khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ khi nước lũ về.

Trao đổi với NNVN về vấn đề này, ông Mai Anh Nhịn, GĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết: Theo kế hoạch, vụ lúa TĐ năm nay toàn tỉnh sẽ gieo sạ 61.000 ha, tập trung ở 4 huyện là Giồng Riềng, Tân Hiệp, Châu Thành và Gò Quao. Đây những là huyện ở vùng Tây sông Hậu, có địa hình tương đối cao, được đầu tư hệ thống đê bao nên đảm bảo SX ăn chắc.

Tuy nhiên, đến thời điểm này toàn tỉnh đã xuống giống lên đến 69.000 ha. Chúng tôi đang tập trung khuyến cáo nông dân, chỉ đạo các địa phương không tăng thêm diện tích. Nhìn chung, các trà lúa TĐ đang phát triển tốt, sâu bệnh ít. Một số nơi nông dân đã thu hoạch, năng suất khá cao. Lúa lại đang có giá nên đạt lợi nhuận cao.

Để SX lúa TĐ ăn chắc thì công tác thủy lợi, đầu tư đê bao là rất quan trọng. Vậy Kiên Giang đã có đầu tư cụ thể thế nào?

Đây mới là năm thứ hai Kiên Giang chính thức SX lúa TĐ, nên công tác đầu tư cho hệ thống thủy lợi, đê bao còn rất nhiều việc phải làm. Cụ thể năm nay tỉnh đã đầu tư 128 tỷ đồng, từ nguồn cấp bù thủy lợi phí của Trung ương cho công việc này. Trong đó, chủ yếu tập trung nạo vét kênh mương, đầu tư hệ thống đê bao cho các huyện trong vùng quy hoạch SX lúa TĐ.

Chủ chương của chúng tôi là chỉ làm hệ thống đê bao lửng, bảo đảm bảo vệ lúa TĐ không bị ngập, sau khi thu hoạch sẽ cho nước tràn đồng để lấy phù sa, rửa phèn và vệ sinh đồng ruộng. Kế hoạch của tỉnh trong những năm tới là phát triển ổn định diện tích lúa TĐ từ 65.000-70.000 ha, để đảm bảo ăn chắc chứ không phát triển ồ ạt.

Vụ TĐ 2011, nông dân đã xé rào xuống giống ngoài vùng quy hoạch, dẫn đến hàng ngàn héc ta bị lũ nhấn chìm, gây thiệt hại lớn, tình trạng này năm nay có tái diễn?

Dù không nằm trong vùng quy hoạch nhưng nhiều nơi nông dân vẫn xuống giống lúa TĐ, cụ thể là huyện Giang Thành 3.000 ha, huyện Hòn Đất 2.996 ha, U Minh Thượng 3.000 ha và TP Rạch Giá 520 ha. Việc nông dân tự phát xuống giống ngoài vùng quy hoạch là rất nguy hiểm. Do không được quy hoạch nên mạnh ai nấy làm, rải rác khắp nơi theo kiểu "da beo" nên gây khó khăn cho công tác quản lý dịch bệnh, nhất là khi lũ lớn đổ về.

Nếu có bảo vệ được thì nông dân cũng phải tốn kém rất nhiều chi phí đắp đê bao, bơm rút nước… nên không có lợi nhuận. Riêng đối với huyện U Minh Thượng, tuy không bị ảnh hưởng nước lũ nhưng đây là vùng bị xâm nhập mặn vào mùa khô. Nên khi tăng thêm vụ lúa TĐ sẽ làm cho lịch thời vụ lúa ĐX xuống giống bị trễ, rất dễ bị thiệt hại do xâm nhập mặn vào cuối vụ.

Tình hình SX vụ TĐ năm nay có đáng quan ngại như vụ TĐ trước?

Theo dự báo năm nay nước lũ về trễ và thấp hơn năm ngoái. Cụ thể mực nước đo được tại Châu Đốc hiện nay là 2,2 m, thấp hơn cùng kỳ 1,16 m; đầu kênh T5 (kênh Võ Văn Kiệt) là 0,77 m, thấp hơn 1,1 m; tại Ba Thê 0,77 m, thấp hơn 0,48 m; Giồng Riềng 0,6 m, thấp hơn 0,11 m. Mực nước trên đồng hiện thấp hơn 0,5 m so với cùng kỳ năm trước. Do đó, nên tình hình cũng không đáng quan ngại.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng khuyến cáo nông dân nên tập trung tôn tạo hệ thống đê bao, đủ sức bảo vệ lúa khi có lũ về. Đồng thời, chỉ đạo cơ quan chuyên môn vận hành các công ngăn mặn, thoát lũ một cách hợp lý. Trước mắt chỉ mở 1 cánh trong tổng số 2, 3 cánh cửa thoát lũ ở các cống để nước lưu thông. Khi nước lũ đổ về nhiều sẽ mở toàn bộ hệ thống cống, đảm bảo thoát lũ cũng như giữ nước cho SX vụ ĐX sắp tới.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm