Thứ năm, 28/03/2024 | 17:00 GMT +7

  • Click để copy
Thứ ba- 10:10, 24/06/2014

SX rau công nghệ cao

SX rau theo hướng nông nghiệp công nghệ cao (CNC) như trồng rau trong nhà lưới chống côn trùng, mái lưới che, trồng rau không cần đất… bước đầu được chuyển giao tại ĐBSCL. 

Trong khuôn khổ hội chợ Nông nghiệp & thương mại vùng ĐBSCL tổ chức tại TP Mỹ Tho (Tiền Giang) đã diễn ra hội thảo về “Một số giải pháp phát triển rau quả theo hướng công nghệ cao tại ĐBSCL” do Trung tâm KNQG phối hợp với Sở NN-PTNT Tiền Giang tổ chức.

BẤT CẬP

Những năm gần đây, diện tích trồng rau ở ĐBSCL tăng nhanh do chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả. Hiện toàn vùng có khoảng 246.000 ha rau, chiếm gần 30% diện tích rau của cả nước và 53,8% diện tích rau phía Nam.

Trong khi nhu cầu tiêu thụ rau an toàn (RAT) ngày càng cao thì việc SX, tiêu thụ lại bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập. Ông Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng, chương trình SX RAT triển khai quá chậm, manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng không đáp ứng được yêu cầu. Đến nay cũng chưa xây dựng được hệ thống phân phối, tiêu thụ RAT, giá cả chưa hợp lý nên không khuyến khích nông dân SX.

"Hạn chế lớn nhất là ĐBSCL vẫn chưa quy hoạch được vùng SX RAT, diện tích rau chuyên canh còn rất ít. Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu SX đảm bảo VSATTP, tổ chức quản lý, giám sát, xác nhận còn chậm và thiếu đồng bộ. Do vậy, tổ chức chuỗi liên kết SX, tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn", ông Dư nói.

ĐBSCL có rất nhiều chủng loại giống rau quả thích nghi với đất phù sa, thời tiết của vùng, điều kiện khí hậu cũng tương đối ổn định phù hợp phát triển rau quả nhiệt đới. Các chính sách quy hoạch trồng trọt của ĐBSCL cũng tạo điều kiện cho việc phát triển cây rau màu.

Tuy nhiên, công tác chọn lọc nhân giống vẫn chưa được đầu tư đúng mức, nông dân thiếu kiến thức về kỹ thuật trồng rau, sử dụng giống, thuốc BVTV không có nguồn gốc. Các hoạt động quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu rau ĐBSCL chưa được chú trọng, khó cạnh tranh...

Ông Cao Văn Hóa, PGĐ Sở NN-PTNT Tiền Giang cho biết, Tiền Giang có thế mạnh trồng rau với hơn 43.000 ha rau các loại, lớn nhất trong các tỉnh ĐBSCL, đạt sản lượng gần 763.000 tấn rau/năm.

Ông Nguyễn Văn Hòa, Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam:

"Cần phải SX rau CNC và tạo ra các sản phẩm “độc chiêu” thì sản phẩm mới có thể tiêu thụ tốt trên thị trường XK. Viện đã nghiên cứu chọn tạo ra nhiều giống cây ăn trái, hoa, rau màu chất lượng cao nhằm phục vụ cho nhu cầu SX của các địa phương trong thời gian tới".

Tuy nhiên, trình độ SX rau của tỉnh còn thấp. Việc ứng dụng TBKT canh tác rau màu như màng phủ nông nghiệp, nhà lưới, phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học… còn hạn chế. Công tác tư vấn, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu quảng bá RAT chưa được quan tâm đúng mức...

CÔNG NGHỆ CAO

SX rau theo hướng nông nghiệp công nghệ cao (CNC) như trồng rau trong nhà lưới chống côn trùng, mái lưới che, trồng rau không cần đất… bước đầu được chuyển giao tại ĐBSCL. Huyện Phú Quốc (Kiên Giang) là một trong những địa phương đầu tiên ở ĐBSCL trồng rau CNC, không trồng rau dưới đất mà trồng trên giá thể; không bón phân hạt mà dùng phân hòa tan; không tưới nước bằng tay mà tưới nhỏ giọt.

Ngoài những loại rau xanh thông thường thì những loại rau cao cấp như cải tần ô, xà lách xoong, bắp cải, cải rổ… cũng được Phú Quốc trồng thành công. Quy trình canh tác được quản lý nghiêm ngặt, kiểm soát chặt chẽ từ khâu gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm. Quá trình SX, sử dụng thuốc BVTV theo danh mục cho phép, ưu tiên dùng thuốc sinh học…

Tương tự, tại Vĩnh Long có mô hình SX dưa leo sạch theo công nghệ Úc của cơ sở Mai An Tiêm, ấp An Phú, xã Phú Thịnh, huyện Tam Bình. Dưa được trồng trên diện tích 1.500 m2 gồm nhà kính, hệ thống tưới nước và cung cấp dinh dưỡng tự động, hệ thống phun nước làm mát, quạt gió và hệ thống nâng mái tự động; đặc biệt quy trình chăm sóc bón phân được kiểm soát chặt chẽ. Kết quả bước đầu rất khả quan.

Ông Khoa, chủ cơ sở Mai An Tiêm cho rằng, ngay lần thử nghiệm đầu tiên (cuối năm 2011) dưa phát triển tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu ĐBSCL, đạt năng suất 12 tấn/1.000 m2, mẫu mã đẹp, đảm bảo ATVSTP. Toàn bộ sản phẩm được cung ứng cho siêu thị BigC Cần Thơ. Cuối năm 2012 mô hình được Sở NN-PTNT Vĩnh Long cấp giấy chứng nhận SX đạt chuẩn an toàn.

Theo ý kiến của nhiều đại biểu, khó khăn trong SX rau là tốn quá nhiều công lao động chăm sóc làm tăng chi phí SX. Để khắc phục cần ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt nhằm tiết kiệm nước, thời gian, công lao động; đồng thời hạn chế sự lây lan mầm bệnh từ đất, bảo vệ sức khỏe người SX…

MINH SÁNG

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Huyện Yên Bình (Yên Bái) vừa triển khai gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh trên 30 năm tuổi bằng ứng dụng Vmark.

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Dự án sẽ tập trung nghiên cứu, đưa ra bức tranh chung về hiện trạng, nhu cầu và thách thức về chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

QUẢNG BÌNH Nhiều sản phẩm OCOP và nông sản chủ lực của Quảng Bình đã tăng rất nhanh về sản lượng tiêu thụ, nhanh chóng mở rộng được thị trường thông qua kênh thương mại điện tử…

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

NGHỆ AN Nhờ chủ động tiếp cận quảng bá, bán hàng qua các sàn thương mại điện tử, nhiều nông sản của nông dân xứ Nghệ đã thoát cảnh bị ép giá, bán được 'tận ngọn'.

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

100% doanh nghiệp, HTX trên địa bàn Lào Cai đã được tuyên truyền, tập huấn nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ số. Trong đó 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số.

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Các xã, phường, thị trấn triển khai tại mỗi thôn, bản, tổ dân phố thành lập một Tổ công nghệ số cộng đồng trong năm 2022.

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Cần Thơ Hơn 100 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ở khu vực ĐBSCL được hỗ trợ đưa nông sản lên nền tảng số, đẩy mạnh việc tiêu thụ trong thời gian ngắn.

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

QUẢNG NINH Chuyển đổi số đang được coi là giải pháp đột phá, tạo động lực mới cho tăng trưởng, phát triển kinh tế nông nghiệp tại Quảng Ninh

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

Nguồn 'điện xanh' hoàn toàn từ thiên nhiên đã đáp ứng từ 1/8, có thời điểm đạt 1/5 nhu cầu tiêu thụ điện của trang trại TH.

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Bằng cách thử nghiệm hệ thống chiếu sáng hiệu quả hơn, nông dân trồng rau củ quả trong các trang trại thẳng đứng đã tự tin đủ sức duy trì các vụ mùa mới.

Xem Thêm