| Hotline: 0983.970.780

Syngenta còn 2 “cửa ải”

Thứ Năm 04/09/2014 , 08:48 (GMT+7)

Tới thời điểm này, Cty Syngenta còn 2 “cửa ải” nữa cần phải vượt qua để có thể đưa ngô BĐG vào trồng tại Việt Nam. 

Trao đổi với NNVN, bà Lê Thị Khánh Hòa – GĐ Đối ngoại Cty TNHH Syngenta Việt Nam cho biết, Cty đã nhận được giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (ATTP) và thức ăn chăn nuôi (TĂCN) do Bộ NN-PTNT cấp phép đối với hai sự kiện ngô biến đổi gen (BĐG) của Cty gồm Bt 11 và MIR 162.

Như vậy theo quy định của Chính phủ Việt Nam, hiện các sản phẩm ngô chứa hai sự kiện chuyển gen này được SX ở nước ngoài, sẽ được NK chính thống vào Việt Nam để sử dụng cho mục đích làm TĂCN hoặc làm thực phẩm.

Hiện tại, ngô thuộc 2 sự kiện chuyển gen Bt 11 và MIR 162 cũng đã được SX ở rất nhiều nước như Mỹ, Canada, Philippin... Nếu phía Việt Nam yêu cầu, Cty Syngenta sẽ giúp các nhà phát triển sản phẩm chứa 2 sự kiện chuyển gen này ở nước ngoài có các hồ sơ pháp lí để cung cấp cho cơ quan chức năng Việt Nam trong quá trình XNK.

Ngoài ra, từ nay đến tháng 3/2015, Cty Syngenta cũng sẽ gấp rút hoàn thiện để gửi Bộ NN-PTNT các hồ sơ đăng ký chứng nhận ATTP và TĂCN đối với hàng chục sự kiện chuyển gen khác đã được cấp phép ở nước ngoài.

Những hồ sơ đăng ký phục vụ cho NK này sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với việc đăng ký đối với giống chuyển gen dùng để SX tại Việt Nam như 2 sự kiện vừa được cấp phép, bởi vì chỉ cần báo cáo và hồ sơ phê duyệt chứng nhận sự kiện chuyển gen của tối thiểu 5 nước phát triển theo quy định của Việt Nam.

Đối với hai sự kiện chuyển gen Bt 11 và MIR 16, bà Lê Thị Khánh Hòa cho biết, từ đầu tháng 8/2014, Cty Syngenta đã nộp đầy đủ hồ sơ xin chứng nhận an toàn sinh học (ATSH) gửi Bộ TN-MT. Hiện Hội đồng ATSH Việt Nam đang trong quá trình xem xét để cấp giấy chứng nhận ATSH.

Sau khi có được giấy chứng nhận ATSH này, theo Pháp lệnh giống cây trồng, muốn đưa ra SX thương mại, sẽ phải tiến hành thêm một bước khảo nghiệm để công nhận vào danh mục giống cây trồng cho hai giống ngô chứa sự kiện chuyển gen.

Nghĩa là tới thời điểm này, Cty Syngenta còn 2 “cửa ải” nữa cần phải vượt qua để có thể đưa ngô BĐG vào trồng tại Việt Nam. “Theo Thông tư 23/2010/TT-BNNPTNT, cây trồng BĐG là một tiến bộ kỹ thuật sinh học, vì vậy chúng tôi được biết Bộ NN-PTNT đang sửa đổi thông tư này theo hướng đặc cách cho việc khảo nghiệm công nhận giống.

Theo đó giống BĐG chỉ cần phải làm khảo nghiệm một vụ về tính tương đồng giữa giống nền và giống có chuyển gen. Nếu thông tư sửa đổi này sớm được thông qua, chúng tôi hi vọng trong năm 2014 sẽ hoàn thành việc đăng ký cho 2 giống ngô BĐG” – bà Hòa cho biết.

“Cty Syngenta rất quan tâm trước thông tin Bộ KH-ĐT đang dự thảo 8 ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh, trong đó cấm SX, kinh doanh các sản phẩm BĐG.

Mặc dù đây mới chỉ là dự thảo nhưng chúng tôi không khỏi lo lắng, bởi nếu được thông qua, nghĩa là Cty Syngenta cũng như các Cty có bản quyền cây trồng BĐG khác sẽ không thể NK giống để SX khảo nghiệm, không thể SX, gieo trồng thương mại...

Điều này cũng sẽ đi ngược lại đối với nhiều quy định về cây trồng BĐG đã có hiện nay như Luật ATTP, Luật Đa dạng sinh học cũng như Chương trình trọng điểm của Chính phủ về ứng dụng CNSH trong nông nghiệp đến năm 2020 và nhiều thông tư, nghị định khác...

Vì vậy, chúng tôi rất mong Bộ NN-PTNT sẽ sớm có ý kiến cùng các Bộ ngành liên quan thảo luận kỹ về dự thảo này”.

(Bà Lê Thị Khánh Hòa – GĐ Đối ngoại Cty TNHH Syngenta Việt Nam)

 

Xem thêm
Mang Yang là nơi rất tốt để phát triển đàn bò sữa

Khí hậu mát mẻ quanh năm, không khí trong lành, nguồn nước sạch…, là những điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển bò sữa ở Mang Yang, Gia Lai.

Huấn luyện kỹ năng phòng, chống bệnh dại

CẦN THƠ Ngày 16/4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP. Cần Thơ phối hợp với Sở Y tế, Trường Nông nghiệp (Đại học Cần Thơ) tập huấn phòng, chống bệnh dại trên động vật.

Tưới tiết kiệm: Khó khăn trước mắt, lợi ích dài lâu

Đầu tư cho hệ thống tưới tiết kiệm có thể tốn kém trước mắt cho nhà nông, song sẽ mang lại nhiều lợi ích dài lâu.