| Hotline: 0983.970.780

Tá hoả khi camera an ninh bị tháo gỡ không phép

Thứ Bảy 05/01/2019 , 08:35 (GMT+7)

Ông Huỳnh Hồng Xuân, tổ trưởng tổ dân phố 30B, (B5.15) chung cư Saigonress Plaza, phản ánh: Sự việc được tôi phát hiện vào khoảng hơn 9h sáng khi thấy nhiều nhân viên kỹ thuật xưng là bên Công ty Hùng Vương đi tháo dỡ hết tất cả các camera an ninh...

17-40-38_nd_1
Nhân viên kỹ thuật tháo gỡ camera không phép bị cư dân tạm giữ cùng vật chứng

Ngày 24/12, hàng trăm cư dân tại chung cư Sàigonres Plaza (188, Nguyễn Xí, P.26, quận Bình Thạnh, TP.HCM) vô cùng bức xúc khi Công ty CP Địa ốc Sài Gòn Nam Đô (chủ đầu tư) và Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hùng Vương là đơn vị quản lý khi tự ý cho phép nhân viên tháo dỡ toàn bộ các camera an ninh từng lầu mà không thông qua cư dân đã làm náo loạn đến an ninh của chung cư.

Ông Huỳnh Hồng Xuân, tổ trưởng tổ dân phố 30B, (B5.15) chung cư Saigonress Plaza, phản ánh: Sự việc được tôi phát hiện vào khoảng hơn 9h sáng khi thấy nhiều nhân viên kỹ thuật xưng là bên Công ty Hùng Vương đi tháo dỡ hết tất cả các camera an ninh và dây cáp, bộ kết nối tới bộ điều khiển của tầng lầu, trong khi chúng tôi không nhận được một thông báo nào.

Nhận thấy vụ việc đáng nghi, ông Xuân cùng mọi người có liên lạc đến Ban quản trị, và Ban quản trị cũng không nhận được thông báo nào từ chủ đầu tư về việc trên. Ông Xuân cùng Ban quản trị tiến hành giữ lại hiện trường là các camera mà các nhân viên kỹ thuật này đã gỡ và gọi công an khu vực tới giải quyết, lập biên bản.

Đến 14h00 thì các camera tại Block A đã bị các nhân viên của Công ty Hùng Vương tháo dỡ và cắt hết các dây cáp nối trực tiếp với camera an ninh từng lầu. Tại hiện trường, Ban quản trị và công an khu vực kiểm tra tại hiện trường có hàng chục chiếc camera và dây cáp, bộ sạc của camera, được cư dân giữ lại.

17-40-38_nd_2
Nhiều camera, dây cáp, dây nguồn camera tháo gỡ bị công an khu vực ghi nhận tại hiện trường

Bà Phạm Thị Nga, Trưởng Ban quản trị chung cư Saigonress Plaza, cho biết, theo báo cáo tài chính minh bạch của Công ty Hùng Vương mới đây công bố cho cư dân Saigonress Plaza thì các tài sản như camera an ninh là tài sản chung của cư dân, đang được khấu hao vào tài sản chung của cư dân.

Trong khi, Ban quản trị mới chỉ có nhận được 2 văn bản, 1 là của Ban quản lý là Công ty Hùng Vương thông báo đến ngày 25/12/2018 dừng hoạt động và sẽ bàn giao, trao trả quản lý, vận hành cho chủ đầu tư và Ban quản trị quản lý và bà Nga cũng nhận được văn bản chủ đầu tư yêu cầu Ban quản trị tiếp nhận bàn giao hồ sơ chung cư đến hết ngày 27/12/2018.

Còn về việc tháo dỡ, cắt camera, bà Nga cho biết không nhận được thông báo nào từ chủ đầu tư cũng như Ban quản lý. Tại hiện trường, ngoài nhân viên kỹ thuật bị lập biên bản cùng các vật chứng thì không có một giấy phép thông báo, hay uỷ quyền của Công ty Hùng Vương hay chủ đầu tư yêu cầu tháo dỡ cả.

Điều vô lý hơn vụ việc xảy ra rất nhiều giờ liền thế nhưng Ban quản lý là Công ty Hùng Vương và chủ đầu tư không có ai là đại diện đến làm việc hay ghi nhận tình hình giải thích vụ việc với cư dân.

Nhiều cư dân bức xúc, tại chung cư đã  xảy ra tình trạng an ninh bất ổn khi đã từng bị mất xe, giờ đang trong thời gian giao thời, Ban quản trị mới về đang trong quá trình hoàn tất hồ sơ, giao nhận bàn giao tài sản từ chủ đầu tư và Ban quản lý cũ, việc tháo dỡ các camera, ngưng sử dụng hệ thống thẻ từ mà không thông báo tới cư dân là trái phép.

17-40-38_nd_3
Vụ việc đã gây náo loạn, bức xúc cho cư dân

Tất cả các vật chứng và nhân viên kỹ thuật tháo gỡ các camera, bảo vệ ca trực cùng Ban quản trị đều được mời về Công an phường làm việc.

Được biết, sau khi Công an phường mời chủ đầu tư và Ban quản lý nên làm việc thì cuối ngày đại diện Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Nam Đô mới ra văn bản thông báo gửi tới cư dân về việc xác nhận các tài sản riêng của Công ty Hùng Vương trong đó có có hệ thống camera, thẻ từ thang máy, hệ thống giữ xe.

(Kiến thức gia đình số 1)

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm