| Hotline: 0983.970.780

Tác giả cuốn sách về âm nhạc có kích thước lớn nhất

Thứ Ba 22/11/2011 , 11:40 (GMT+7)

Ai là người làm nên cuốn sách về âm nhạc có kích thước lớn nhất?

* Ai là người làm nên cuốn sách về âm nhạc có kích thước lớn nhất?

Đặng Kim Hoa, Vị Thanh, Hậu Giang

Theo nhà báo Hồng Liên thì lịch sử nhân loại đôi khi có những nhân vật trở thành huyền thoại ngay từ khi còn sống. Và ở nước ta cũng hiếm có nghệ sĩ nào trong 21 ngày lại liên tiếp bất ngờ được thế giới và dân tộc vinh danh- Đó là nhà soạn nhạc Lê Văn Tuấn. Vài năm gần đây, cái tên Lê Văn Tuấn, Lê Tuấn, Mark Le Twain- một nhà văn, nhà thơ, nhà soạn nhạc, từng gây ấn tượng trong làng văn hóa nghệ thuật, bởi ông là người tiên phong tìm đến dòng nhạc Cror, thể loại âm nhạc hoàn toàn mới, lạ ở Việt Nam.

Cuối tháng 8 vừa qua, tại Đại hội UNESCO thế giới lần thứ 8 đầu tiên được tổ chức ở thủ đô Hà Nội (Việt Nam), có hơn 300 đại biểu quốc tế, đông đảo các đại diện cấp cao và chủ chốt của phong trào UNESCO phi Chính phủ đã đến dự. Ông Lê Văn Tuấn đến tham dự với cương vị thành viên trong ban sáng lập Trung tâm UNESCO Văn hóa thông tin truyền thông, đồng thời là vị khách mời đặc biệt của Đại hội thế giới lần này.

Thật quá bất ngờ (bởi không hề được thông tin trước), ông được Liên hiệp các hội UNESCO thế giới (WFUCA), trực thuộc Tổ chức về Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc công nhận và vinh danh là một nhà khoa học thế giới do những đóng góp giá trị của ông qua công trình nghiên cứu về nền khoa học toàn phần với tựa đề Giọt nước mắt của Đấng tạo hóa và Học thuyết Vũ trụ do NXB Văn học xuất bản.

Cũng tại đại hội, ban tổ chức quyết định chọn công trình này in bằng tiếng Anh để làm quà tặng ý nghĩa cho hơn 300 đại biểu tham dự đại hội. Quyển sách Giọt nước mắt của Đấng tạo hóa và Học thuyết vũ trụ dày 999 trang, gồm 7 phần và 16 chương. Mở đầu ông trình bày quan điểm của các vĩ nhân về những vấn đề lớn của nhân loại trên lĩnh vực khoa học, tư tưởng và nghệ thuật của Einstein, Newton, Lomonosov, Washington, Jefferson, Goethe, Mozart, Beethoven...cùng những thắc mắc của họ về vũ trụ bao la và Đấng tạo hóa mà đến nay vẫn chưa sáng tỏ.

Theo ông, tất cả đều có thể tìm ra câu trả lời dựa trên cơ sở quy luật của tất cả các quy luật đã chi phối và điều khiển sự vận hành trường sinh của vũ trụ. Đó là đại quy luật mang tên phản diện- đối xứng và cân bằng. Quyển sách viết về khoa học, nhưng lại được mô tả dưới ngòi bút văn học và thi ca. Nội dung bao trùm lên nền khoa học toàn phần, với triết lý vì con người, tôn vinh một thế giới đại đồng trong hòa bình, hạnh phúc và sáng tạo. Điều đó cũng là tiêu chí mà Đại hội UNESCO thế giới lần 8 của WFUCA đã đề ra và kêu gọi- phấn đấu vì một thế giới hòa bình.

Ông George Christophides- Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO thế giới cùng ông Nguyễn Xuân Thắng- Tổng thư ký các Hội UNESCO thế giới (đồng thời là chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam) đã chính thức vinh danh và trao bằng công nhận tác giả Lê Văn Tuấn là Nhà khoa học thế giới, với những đóng góp vô cùng ý nghĩa và giá trị này. Sự kiện ấy không chỉ là niềm vinh dự lớn lao của nhà soạn nhạc Lê Văn Tuấn, mà còn là niềm tự hào của giới văn nghệ sĩ nói riêng và của Việt Nam khi lần đầu tiên tổ chức đại hội...

Còn với ông, sau nỗi xúc động vỡ òa, lặng lẽ giơ tay chỉ lên trời chia sẻ một điều thật giản dị...Đó là trí tuệ, quy luật của đấng tạo hóa đã trao cho ông sứ mệnh chắp bút cùng một trái tim đầy nhân bản. Sau đúng 20 ngày ông được thế giới vinh danh là một nhà khoa học, vào ngày thứ 21- tức 9/9/2011, tại Cục Văn thư và lưu trữ Nhà nước-Trung Tâm lưu trữ Quốc gia 2 TP.HCM đã trang trọng tổ chức buổi lễ tiếp nhận, lưu trữ vĩnh viễn cuốn sách Giọt nước mắt cho đại dương và âm nhạc Cror cùng các công trình văn hóa- khoa học của ông trong kho tàng di sản dân tộc.

Cuốn sách này theo Tạp chí Kỷ lục thì đã có phiên bản ấn loát đặc biệt, dày tới 400 trang, in trên giấy lvory định lượng 400 bằng kỹ thuật ấn loát phun kỹ thuật số cán màu PP. Bìa bằng gỗ dày 3 cm tráng Laminad bóng. Bề ngang cuốn sách là 1,2 m (!), dày 0,28 m, cân nặng 250 kg. Sách để trên một giá đỡ bằng sắt ốp gỗ có kích thước 1,3 m x 2,8 m và cũng nặng 250 kg.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm