| Hotline: 0983.970.780

Tai nạn lao động gây thiệt hại hơn 2.000 tỷ đồng/năm

Thứ Năm 08/12/2011 , 14:49 (GMT+7)

Đó là dự báo của Cục An toàn lao động (Bộ LĐTB-XH) tại hội thảo “Thúc đẩy văn hóa phòng ngừa tai nạn lao động (TNLĐ) trong doanh nghiệp”...

Một vụ TNLĐ gây chết người ở TP.HCM
Đó là dự báo của Cục An toàn lao động (Bộ LĐTB-XH) tại hội thảo “Thúc đẩy văn hóa phòng ngừa tai nạn lao động (TNLĐ) trong doanh nghiệp” được tổ chức vừa qua tại TP.HCM.

Dự báo giai đoạn 2010- 2015, mỗi năm nước ta sẽ có khoảng 170.000 người bị TNLĐ với 1.700 người chết, số người mắc mới bệnh nghề nghiệp trên 1.000 người…Ông Bùi Hồng Lĩnh, Thứ trưởng Bộ LĐTB-XH ước đoán, mỗi năm cả nước có khoảng 13.000 người chết vì tai nạn giao thông (TNGT). Số người chết vì TNLĐ tuy chưa được thống kê đầy đủ, nhưng có lẽ cũng bằng nửa số đó.

Theo thống kê, hằng năm có khoảng 700-1.000 người chết vì bom mìn và khá nhiều vụ tai nạn do thi công các công trình cao ốc... Bình quân, một vụ TNLĐ nghiêm trọng đã cướp đi sinh mạng của 1- 2 người và khiến 3- 5 người khác bị thương tật, ảnh hưởng sức khoẻ lao động. Trong khi đó, bệnh nghề nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều, mức độ ngày một nguy hiểm và thêm bệnh mới, không thể lường hết được. Trong vấn đề đảm bảo an toàn lao động, lợi ích cá nhân vẫn lớn hơn lợi ích tập thể mà biểu hiện là nhiều người lao động bất chấp các quy định phòng chống cháy nổ tại nơi làm việc vẫn hút thuốc, nghe điện thoại nơi trạm xăng…

Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, để phòng ngừa TNLĐ cần huấn luyện và phổ biến văn hóa an toàn tại nơi làm việc đến các chủ doanh nghiệp (DN) và người lao động trong tất cả các loại hình kinh tế, lĩnh vực sản xuất. Theo đó, DN cần trang bị đầy đủ phương tiện, cải thiện môi trường cũng như đảm bảo các khoản phúc lợi xã hội để người lao động an tâm làm việc.

Ngoài ra cần cải thiện công tác thanh tra lao động. Thanh tra phải gắn với hiệu quả, phát hiện và xử lý sai phạm chứ không phải thanh tra chiếu lệ cho có khiến DN “lờn thuốc” và tìm cách đối phó tạm thời thì tình trạng TNLĐ không những không thuyên giảm mà có khi còn gia tăng.

Theo ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục An toàn lao động, văn hóa an toàn nơi làm việc đã xuất hiện rất lâu ở các nước công nghiệp phát triển, nhưng ở nước ta thì còn khá mới mẻ và không phải ở đâu cũng xây dựng được và thực hiện nghiêm túc. Chỉ có 7% trong tổng số các DN đang hoạt động có báo cáo về tình hình TNLĐ. Do vậy, số người chết vì TNLĐ thực tế có thể cao gấp nhiều lần so với con số thống kê.

Lao động trong các nhà máy, công xưởng chủ yếu xuất thân từ nông thôn, ý thức chấp hành nội quy an toàn lao động kém, thiếu tự giác. Đáng chú ý, tính đến năm 2010, cả nước có khoảng 27.000 người mắc các loại bệnh nghề nghiệp. Dự báo giai đoạn 2010- 2015, mỗi năm sẽ có khoảng 170.000 người bị tai nạn lao động, số người mắc mới bệnh nghề nghiệp là trên 1.000 người, gây thiệt hại có thể hơn 2.000 tỷ đồng/năm và số người chết lên tới hàng ngàn người.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất