| Hotline: 0983.970.780

Tai nghe được sản xuất từ bao giờ?

Thứ Ba 25/03/2014 , 07:30 (GMT+7)

Bạn Đỗ Văn Quảng ở Điện Bàn, Quảng Nam hỏi: Tai nghe được sản xuất từ bao giờ và có bao nhiêu loại? Dùng thường xuyên có hại gì không?

Các tai nghe đã xuất hiện trong những ngày đầu khi điện thoại và phát thanh truyền hình có mặt, khi các tín hiệu điện quá yếu để sản xuất một khối lượng âm thanh lớn. Đầu tiên xuất hiện tai nghe điện động lực và tai nghe tĩnh điện, được thiết kế bởi Stax, sau đó là Koss, Sennheiser.

Tai nghe là thiết bị gồm một cặp loa phát âm thanh, được thiết kế nhỏ gọn, mang tính di động và vị trí của chúng là thường được đặt áp sát hoặc bên trong tai. Có nhiều cách để phân loại tai nghe, như loại có dây hoặc không dây, hay tai nghe chỉ gồm bộ phận loa hoặc tai nghe gồm cả loa và micrô.

 Do nhu cầu cụ thể của người nghe mà xác định sự lựa chọn tai nghe. Sự cần thiết cho tính di động dẫn tới các tai nghe nhẹ. Tai nghe không có hạn chế về thiết kế. Nói chung, xét theo các yếu tố hình thức, tai nghe có thể được chia thành bốn loại riêng biệt:

-Circumaural (vòng tai) là loại có miếng đệm tai nghe tròn hoặc elip bao quanh tai. Những tai nghe này hoàn toàn bao quanh tai, nên có thể chống bất kỳ tiếng ồn bên ngoài xâm nhập.

-Supra-aural (trên tai) là tai nghe có miếng đệm trên đầu vành của tai, chứ không phải xung quanh. Thường đi kèm với máy âm thanh nổi cá nhân. Đây là loại tai nghe thường có xu hướng nhỏ hơn và nhẹ hơn so với các tai nghe circumaural.

- Earbud (núm tai) là tai nghe lắp đặt trực tiếp trong vành tai bên ngoài, nhưng không được chèn vào trong ống tai.

- In-ear headphones (gắn trong tai) được chèn vào trong ống tai, đôi khi được gọi là canalphones. Các loại tai nghe in-ear đi kèm máy sẽ ảnh hưởng lớn người dùng. Để hạn chế điều này, rất nhiều smartphone hiện tại cảnh báo về âm lượng âm thanh khi sử dụng tai nghe, việc nghe âm thanh quá lớn với tần suất liên tục có thể làm ảnh hưởng tới khả năng nghe âm thanh.

 Liên đoàn Thụy Sĩ về chống tiếng ồn và Hiệp hội Các bác sĩ bảo vệ môi trường Thụy Sĩ (Cercle Bruit) cảnh báo, những người thường xuyên nghe nhạc trong một thời gian dài mỗi ngày sẽ có nguy cơ mất khả năng giao tiếp với xã hội.

Theo hai tổ chức trên, việc sử dụng máy nghe nhạc lâu và thường xuyên sẽ khiến người sử dụng cô lập hoàn toàn với cuộc sống bên ngoài. Các bác sĩ bảo vệ môi trường giải thích thêm, người sử dụng máy nghe nhạc lâu sẽ không còn nhận biết thế giới xung quanh và cắt đứt hoàn toàn với môi trường âm thanh bên ngoài. Điều này dẫn tới mất khả năng giao tiếp với xã hội.

Nhân ngày Thế giới chống tiếng ồn 27/4, Cơ quan liên bang về Môi trường và Sức khỏe cộng đồng Thụy Sĩ phối hợp với Cerle Bruit cảnh báo rộng rãi tới người dân nước này về vấn đề nguy hại trên.

Nếu chiếc headphone với bạn chỉ để đàm thoại, nghe radio thì chất lượng của nó chỉ ở mức vừa đủ. Loại tai nghe này được các hãng sản xuất đồng bộ, chất lượng của micro trên tai nghe tốt nên đảm bảo mọi cuộc đàm thoại được thông suốt.

Tuy nhiên, để thưởng thức nhạc (hay phim) thì đa số các loại tai nghe sản xuất theo máy khó có thể đáp ứng được nhu cầu (trừ tai nghe của dòng điện thoại Walkman của Sony Ericsson được đánh giá khá tốt).

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất