| Hotline: 0983.970.780

Tái nuôi nghêu

Thứ Sáu 02/12/2011 , 11:50 (GMT+7)

Theo ông Phan Hữu Hội, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Tiền Giang, vùng nuôi nghêu tập trung tại Gò Công Đông và Tân Phú Đông đã có khoảng 400 ha được nông dân tái thả giống nuôi trở lại sau một thời gian tạm ngừng do dịch bệnh gây nhiều thiệt hại trong mùa khô 2011 vừa qua. Diện tích còn lại tiếp tục được tái thả nuôi trong thời gian tới.

Trong mùa khô 2011, vùng nuôi nghêu ven biển Gò Công, tỉnh Tiền Giang bị thiệt hại nặng do dịch bệnh gây chết nghêu trên diện rộng. Toàn vùng nuôi có trên 2.300 ha thì có 156 hộ dân với diện tích trên 1.158 ha bị dịch bệnh gây chết từ 70 – 80% với sản lượng thiệt hại ước gần 10.600 tấn nghêu thương phẩm.

 Trước tình hình trên, Chi cục Thủy sản tỉnh Tiền Giang kết hợp với các ngành chức năng khảo sát, lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm và khuyến cáo nông dân các biện pháp phòng chống dịch bệnh hữu hiệu, giảm thiệt hại. Cái khó của nghề nuôi nghêu do thực tế thả nuôi tràn lan trên bãi bồi ven biển rộng lớn, không thể làm rào chắn hoặc bờ bao ngăn chặn nên mầm bệnh phát tán và lây lan nhanh, khắc phục chậm.

Hiện nay, đã qua thời điểm khó khăn, tình hình dịch bệnh đã lắng xuống, đi vào ổn định, tỉnh khuyến khích người dân đầu tư thả lấp vụ nhằm tạo nguồn nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Ngoài việc chuyển giao kỹ thuật, mạng lưới trại cung ứng giống được mở rộng giúp tạo hậu cần cho nghề nuôi nghêu tại đây sớm hồi phục. Toàn vùng nuôi hiện có 36 trại sản xuất và ương dưỡng nghêu giống. Hiện nay, do bà con tích cực thả lấp vụ, nhu cầu cao nên giá nghêu giống tăng gần gấp đôi và dao động ở mức 18 – 22 đồng/con.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Doanh nghiệp đầu tiên công bố sản xuất cà phê tuân thủ EUDR

ĐẮK LẮK Simexco DakLak đã được cấp chứng nhận tuân thủ EUDR cho 4.957 nông dân với diện tích 5.375ha trong vùng liên kết.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất