| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 21/11/2018 , 06:40 (GMT+7)

06:40 - 21/11/2018

Tài sản bất minh ... vẫn 'an toàn'

Ttheo quy định tại điều 52 của Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi: chỉ có 32% tán thành đánh thuế đối với những tài sản này; 43% tán thành giao cho tòa án xử lý; duy nhất có 1 đại biểu tán thành tịch thu

Ảnh minh họa

Khối kẻ đang mở tiệc ăn mừng vì kết quả lấy ý kiến của Văn phòng Quốc hội về phương án xử lý tài sản của người có trách nhiệm kê khai nhưng không chứng minh được nguồn gốc (tài sản bất minh) theo quy định tại điều 52 của Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi: chỉ có 32% tán thành đánh thuế đối với những tài sản này; 43% tán thành giao cho tòa án xử lý; duy nhất có 1 đại biểu tán thành tịch thu.

Điều đó có nghĩa là những tài sản bất minh vẫn sừng sững hiện diện. Kết quả đó khác nào một tấm "lá chắn" bảo hộ cho kẻ tham nhũng. Trong khi dư luận xã hội thì khá bức xúc...

Tài sản bất minh là gì? Chính là những tài sản có nguồn gốc tham nhũng, nhờ tham nhũng, nhờ làm trái pháp luật mà có. Đó là điều đã rõ như ban ngày, không ai có thể phủ nhận hay lấp liếm được. Những biệt phủ, những khu đất mênh mông, hàng triệu cổ phiếu hay những khoản tiền hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn tỷ nhưng lại được giải thích rằng nhờ buôn chổi chít, nhờ chạy xe ôm, nhờ “làm thêm đến thối móng chân móng tay” hay được “cô em kết nghĩa” cho mà có. Những lời giải thích không ai nghe được. Ở nước ngoài, số phận của những tài sản đó chỉ có duy nhất một con đường: Tịch thu, sung công quỹ nhà nước. Còn ở ta, sau rất nhiều phiên thảo luận, lại cho kết quả như trên. Thật đáng buồn!

Kết quả này khiến người dân nhớ lại một kỳ họp Quốc hội cách đây chưa lâu, cũng bàn về luật chống tham nhũng, bàn về nghĩa vụ kê khai tài sản. Chỉ duy nhất có thiếu tướng Sùng Thìn Cò, đại biểu tỉnh Hà Giang, đề nghị phải kê khai tất cả tài sản của vợ con, bố mẹ người có nghĩa vụ kê khai. Bởi theo ông, không kẻ tham nhũng nào lại dại dột đứng tên những tài sản có được do tham nhũng, mà thường cho vợ con, bố mẹ đứng tên, mà trường hợp Giang Kim Đạt là một ví dụ điển hình. Muốn chống tham nhũng triệt để thì phải làm thế.

Điều đó cả xã hội đều biết, các đại biểu quốc hội lại càng biết rõ hơn. Thế nhưng ý kiến của ông tướng người Mông đã rơi vào im lặng. VHS