| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 29/11/2018 , 06:27 (GMT+7)

06:27 - 29/11/2018

Tài sản tham nhũng khác gì tài sản bất minh?

Tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 14, hầu hết Đại biểu Quốc hội đang giữ trọng trách đều phải trả lời thắc mắc của người dân xung quanh Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi vừa được thông qua.

Những trao đổi giữa Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân với cử tri Cần Thơ, giữa Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng với cử tri Đồng Nai, hoặc Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân với cử tri thành phố tương đối rõ ràng về quyết tâm bài trừ tệ nạn tham nhũng. Tuy nhiên, vấn đề xử lý tài sản bất minh vẫn tồn tại không ít băn khoăn.

Trong khi đó, với tư cách trưởng đoàn kiểm tra số 1 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, Phó Thủ tướng thường trực khi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng, đã khẳng định: “Công lý phải được thực thi đến cùng, tài sản chiếm đoạt từ hành vi tham nhũng phải được thu hồi trả lại cho nhân dân”. Đó là một lý lẽ phù hợp với xu hướng văn minh. Thế nhưng, làm sao phân biệt tài sản tham nhũng với tài sản bất minh? Nếu đối tượng đứng trước cáo buộc tham nhũng biện giải rằng, tài sản của họ không phải do tham nhũng, mà chỉ nằm ở dạng… không rõ nguồn gốc thì bài toán hóc búa ấy có đáp án ra sao?

Tội phạm tham nhũng không dễ đối phó. Nói như ông Lê Minh Trí, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thì có ba yếu tố khiến tài sản tham nhũng rất khó xử lý: “Một là những đối tượng này có chức, có quyền. Hai là có quan hệ. Ba là có trình độ để tẩu tán”. Cho nên, quy định xử lý tài sản bất minh bị bỏ ra khỏi Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi, cũng là một trở ngại không nhỏ cho hành trình tấn công tội phạm tham nhũng.

Trong bối cảnh không ít quan chức có biểu hiện giàu nhanh khủng khiếp, thì tài sản bất minh có dễ xác định không? Chính quyền biết phát huy tai mắt của người dân, chắc chắn sẽ nhanh chóng phát hiện những khuất tất xung quanh các biệt phủ, biệt thự lớn nhỏ đang mọc lên khắp nơi. Thật khôi hài, khi một cán bộ học cao hiểu rộng lại lơ ngơ về căn nhà trị giá thị trường hàng chục tỷ đồng mà mình đang cư ngụ nhưng không biết có nguồn gốc từ đâu! Cũng thật khôi hài, khi một lãnh đạo được giao điều hành những tập đoàn kinh tế quy mô lớn, lại mù mờ về khoản tài chính khổng lồ mà vợ mình đang sở hữu và những khoản chi phí đắt đỏ mà con mình đang du học nước ngoài. Cơn mưa vàng bạc bỗng dưng từ trên trời rơi xuống, chỉ có trong truyện cổ tích dỗ dành những đứa trẻ ngây thơ mà thôi!

Tài sản bất minh không được khống chế một cách nghiêm khắc, thì hệ luỵ kéo theo là tài sản tham nhũng rất khó thu hồi. Thực tế đã chứng minh, nhiều vụ án tham nhũng không thể thu hồi tài sản tham nhũng, vì khối lượng tài sản bất minh đã không cánh mà bay trước khi pháp luật có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm