| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 19/10/2011 , 09:24 (GMT+7)

09:24 - 19/10/2011

Tại sao Bayer bị tuýt còi?

Ngày 13/10/2011, Cục BVTV đã gửi công văn số 1643/BVTV-CV cho Công ty TNHH Bayer Việt Nam yêu cầu công ty này ngay lập tức “không được sử dụng tên gọi biện pháp “ba tăng” trong các chương trình quảng bá, giới thiệu bộ sản phẩm thuốc hay dưới bất kỳ hình thức quảng cáo nào khác trên các phương tiện thông tin đại chúng”.

Lập luận của Cục BVTV là: Giải pháp 3 giảm 3 tăng trong thâm canh lúa không những là một TBKT được Bộ NN-PTNT công nhận từ năm 2006 và được Bộ đầu tư kinh phí lớn qua hệ thống khuyến nông để chuyển giao cho hàng triệu hộ nông dân, mà còn khác nhau cơ bản về nội dung.

Nội dung của “3 giảm 3 tăng” của Bộ NN-PTNT là giảm lượng giống, giảm phân đạm và giảm thuốc trừ sâu để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả, còn nội dung “3 tăng nhái” của Bayer là giảm giống, giảm phân đạm và…tăng sử dụng thuốc trừ sâu.

Không những Bayer nhái “3 tăng” trong chương trình khoa giáo của một số đài truyền hình mà còn sáng tạo hơn nhiều trong việc dụ nông dân dùng thuốc. Bằng việc đóng nhiều loại thuốc trừ sâu, trừ bệnh, kích thích sinh trưởng vào trong 1 thùng, cứ mỗi thùng dùng cho 1 ha theo quy trình có sẵn, lúc ngâm giống thì dùng thuốc gì, 7 ngày thì dùng thuốc gì, đẻ nhánh dùng thuốc gì, đòng trổ dùng thuốc gì … cho đến cong trái me hoe vàng thì dùng thuốc gì.

Tất tần tật cứ đến ngày là hòa thuốc mang bình đi phun, bất kể ruộng có sâu hay không có sâu, bệnh nhiều hay bệnh ít, cứ phun. Hơn thế nữa, trong thùng lại có quà khuyến mãi, có vé số trúng thưởng biết đâu thần tài gõ cửa, lại không cần học, không cần đọc chỉ cần làm theo và phun.

Không chỉ “anh Ba Bayer” (Cty Bayer có doanh số thuốc BVTV thứ nhì VN nên thường gọi là anh Ba) mà các anh Hai, Anh Tư, Anh Năm, chị Sáu … đều có những quy trình, bộ sản phẩm 2 trong 1, 3 trong 1, thậm chí n trong 1 mà mục đích là chỉ để nông dân phun thuốc càng nhiều thuốc càng tốt.

Thật ra việc Bayer và một số công ty khác áp dụng “IPM kiểu mới” đã 2 năm nay nhưng không hiểu sao các Chi cục BVTV lại không biết, thậm chí có nhiều quan chức ngành BVTV cùng xuất hiện trong các cuộc hội thảo, cùng tham gia diễn giả trong các chương trình truyền hình trực tiếp nên công cuộc quảng bá cho IPM kiểu mới càng hiệu quả, thậm chí có quy trình còn được in hoành tráng trong tài liệu khuyến nông.

Hôm kia đi giữa Đồng Tháp Mười mênh mang nước lụt thấy hàng nghìn nông dân lóp ngóp cùng lúa. Hôm qua vào thăm bạn ở bệnh viên ung bướu thấy bệnh nhân sắp lớp như cá mòi. Và hôm nay ngồi đọc bản tổng kết của một Cty thuốc BVTV hàng em út có lợi nhuận hàng chục tỷ đồng, phần khó khăn có viết "do từ năm ngoái đến nay tình hình dịch hại trên cây trồng giảm đáng kể”.

Hóa ra mọi việc có quan hệ mật thiết với nhau hơn mình tưởng!

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm